Tài liệu tóm tắt Làng Ngữ văn lớp 9 bộ Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Làng hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
Tóm tắt Làng ngắn nhất
Tóm tắt Làng - Mẫu 1
Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về. Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.
Tóm tắt Làng - Mẫu 2
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 3
Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Tóm tắt Làng - Mẫu 4
Văn bản kể về nhân vật ông Hai - một người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu. Vì chiến tranh mà gia đình ông phải tản cư đi nơi khác. Một hôm nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ chỉ biết cúi gằm mặt về đi về nhà. Ông trằn trọc, cảm giác xấu hổ, tức giận khi cứ nghĩ rằng làng mình theo giặc. Cuối cùng, ông quyết định "làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Thế nhưng lại có tin cải chính, làng của ông bị đốt sạch, họ không hề theo Tây. Ông lại sung sướng đi khoe với mọi người rằng làng mình bị đốt, bị đốt nghĩa là không theo giặc
Tóm tắt Làng - Mẫu 5
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng. Tuy vậy, ông luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng, ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó, có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây, mọi người theo cách mạng, ông Hai vui vẻ trở lại. Ông khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt. Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 6
"Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng". Đó là những lời tâm sự của ông Hai tâm sự với đứa con trai bé bỏng của mình. Ông vốn sinh ra là một người ở làng Chợ Dầu, vốn có truyền thống cách mạng anh hùng. Nhưng vì chiến tranh ông phải tản cư. Ở nơi tản cư, ông nhớ và yêu làng của mình lắm. Ông luôn tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực. Bỗng một ngày ông nghe tin ngôi làng mình đã theo giặc thật sự xấu hổ và tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tồi tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là người của ngôi làng Việt gian. Sau khi nhận được tin cải chính làng Chợ Dầu không hề theo Tây, vẫn chiến đấu theo cụ Hồ, theo cách mạng.Lòng ông bỗng vui vẻ trở lại. Ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu, đốt cả nhà của ông trong niềm vui. Vui bởi làng vẫn yêu nước, vui bởi vì làng vẫn theo cách mạng. Đó chính là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Tóm tắt Làng - Mẫu 7
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Theo lệnh của cách mạng di tản đến nơi khác. Trong thời gian này, giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê hương tha thiết. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình. Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận được tin sét đánh đó là làng Chợ Dầu yêu quý của ông theo giặc, làm phản cách mạng. Ông vô cùng xấu hổ, thất vọng và nhục nhã. Ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà. Ngay cả chủ trọ cũng muốn đuổi ông đi vì ông sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Và ông đã đi đến một quyết định khó khăn nhất "làng theo giặc thì phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng". Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại. Ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, kể về nhà mình cũng bị đốt sạch. Mặc dù mất tài sản nhưng ông thấy rất vui và tự hào vì điều đó chứng minh sự trong sạch của làng mình, cũng như tấm lòng yêu nước, yêu làng của ông.
Tóm tắt Làng - Mẫu 8
Truyện ngắn làng được Kim Ngân viết vào năm 1948, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ kêu gọi nhân dân tản cư. Những người dân đang nằm ở vùng tạm chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Chuyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước qua nhân vật ông Hai đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân. Làng xoay quanh câu chuyện về ông Hai, một Lão nông dân cần cù, chất phát. Ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp nên ông phải rời làng tản cư đến sinh sống ở một vùng khác. Xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình và ông rất tự hào về làng của ông. Đi đâu ông cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp, luôn sẵn sàng kháng chiến của mình. Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta khiến ai cũng vui vẻ. Nhưng bỗng ông Hai nghe được một tin động trời là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ vì điều đó, cảm thấy nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu. Lúc nào cũng buồn chán và điều làm ông bế tắc lo sợ hơn đó là mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, không cho ông ở nhờ nữa vì ông là người ở làng Việt gian. Hàng ngày ông chỉ biết chút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ. Thực ra đó chính là nỗi lòng của mình. Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không được theo bọn giặc, hại nước còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 9
Ông hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức của cách mạng. Ông luôn tự hào về làng mình, đi đâu ông cũng khoe về truyền thống đánh giặc của làng Chợ Dầu và rất vinh dự vì điều đó. Bỗng một ngày, khi nghe tin đồn rằng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. Ông không đi đâu, không dám gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi người ta không cho gia đình ông ở nữa. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài nên ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ nỗi lòng. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải làng Việt giam. Ông càng thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 10
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 11
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu. Vì hoàn cảnh mà phải sống xa làng. Nhưng dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng mình theo Tây, tin giữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng không dám đi đâu nhiều ngày liền. Chỉ sau khi có người trong làng chạy đến báo tin làng ông không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại. Thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông lại trở về với tâm hồn tự hào về làng. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy. Dù mất đi tài sản, nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng và ông trân trọng điều đó.
Tóm tắt Làng - Mẫu 12
Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tín dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Tóm tắt Làng - Mẫu 13
Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình. Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian. Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Tóm tắt Làng - Mẫu 14
Làng Chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước Việt Nam. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp trở nên cam go hơn. Những người dân nơi này phải di tản đến nơi khác và ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu và di tản đến nơi khác sinh sống. Ông rất yêu Làng và tự hào về làng của mình. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và truyền thống đánh giặc của làng Chợ Dầu. Trong những ngày chạy giặc, ông nghe tin làng Chợ Dầu phản động, làm Việt gian. Ông thấy rất xấu hổ và tủi nhục vì điều đó. Cảm giác thất vọng đau đớn khiến ông chỉ dám ở trong nhà chẳng dám đi đâu. Ông căm thù những kẻ đã vẫy bẩn nên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Nhưng nỗi lòng của ông, ông chẳng biết chia sẻ cùng ai. Đành tâm sự với đứa con bé bỏng của mình. Ông nói: "làng theo giặc thì phải thù làng". Sau khi nghe tin làng Chợ Dầu không theo giặc, trung thành với cách mạng, ông rất vui mừng và đi kể với tất cả mọi người với niềm tự hào sung sướng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 15
Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình. Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng. Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 16
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng, dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại, thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy, dù mất đi tài sản nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 1
Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến. Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì phản cách mạng. Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.
Tóm tắt Làng - Mẫu 17
Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn. Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
Tóm tắt Làng - Mẫu 18
Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ. Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội.
Tóm tắt Làng - Mẫu 19
Ông yêu quê hương mình, yêu làng Dầu của mình vô cùng, dù hoàn cảnh chiến tranh buộc ông và gia đình phải tản cư đi nơi khác nhưng ông luôn nhớ về làng của mình. Đi bất cứ đâu, ông đều kể về làng của mình, ông khoe làng Dầu, kể cho mọi người nghe những câu chuyện về làng Dầu mà cũng chẳng cần ai nghe, ông kể chỉ để cho sướng miệng, cho vơi nỗi nhớ. Trước khi cách mạng ông thường hay khoe đến ông viên tổng đốc của làng, nhưng khi có cách mạng, ông không còn nhắc đến nữa vì nó làm khổ ông và khổ bao nhiêu người khác nữa. Ông chỉ khoe làng chợ Dầu của mình mà thôi. Nhưng đau đớn thay, cái tin bất ngờ, làng chợ Dầu theo Tây như khiến ông ngã quỵ, đau đớn tột độ, ông không dám đi đâu suốt mấy ngày liền, cảm thấy xấu hổ, sợ sệt và cảm thấy ghét làng. Trước đây, ông chỉ muốn được trở về với làng, nhưng nay ông thù làng theo Tây, yêu nhiều là thế giờ ông cảm thấy bế tắc. Ông không dám trò chuyện cùng ai, giờ chỉ ngồi giãi bày tâm sự cùng thằng con trai của mình. Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.
Tóm tắt Làng - Mẫu 20
Truyện ngắn Làng xoay quanh câu chuyện về lòng yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai - một lão nông rất cần cù, chất phác.
Ông Hai là người nông dân luôn yêu mến, gắn bó với làng Dầu – quê hương ông. Ông có tật hay khoe về làng mình. Trước cách mạng, ông khoe cái sinh phần của viên quan Tổng đốc người làng ông. Ông khoe làng ông giàu có, nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường cái trong làng lát toàn đá xanh. Sau cách mạng tháng Tám, ông khoe làng trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, dân làng tích cực đào hào giao thông, tập quân sự chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Khi buộc phải đi tản cư theo chủ trương của Chính phủ, ông và vợ con vẫn luôn theo dõi tin tức làng Dầu.
Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.
Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ.
Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.
Tóm tắt Làng - Mẫu 21
Ông Hai rất yêu làng chợ Dầu. Ở vùng tản cư, suốt ngày ông kể về làng, khoe về làng. Khi nhận được tin làng chợ Dầu theo Tây, ông rất đau khổ nằm lì trong nhà ba bốn ngày liền. Ông Hai nghe được tin cải chính: Làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, không theo Tây. Ông sung sướng đi khoe với mọi người. Mặc dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến. Tác phẩm thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Tóm tắt Làng - Mẫu 22
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đi đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn.
Tóm tắt Làng - Mẫu 23
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đấu tranh trong tư tưởng khiến ông Hai đi đến suy nghĩ đứng về phía cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tóm tắt Làng - Mẫu 24
Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 25
Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tam chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài.
Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư.
Truyện “Làng” xoay quanh câu chuyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải rời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rộ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian. Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
Tóm tắt Làng - Mẫu 26
Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai - một người nông dân có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Vì chiến tranh, ông phải cùng gia đình rời xa làng chợ Dầu yêu dấu để đến nơi khác sinh sống. Tuy xa quê, nhưng lúc nào ông cũng một lòng nhớ về quê hương mình và tự hào về truyền thống yêu nước của làng. Ông thường khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình. Tuy nhiên, một ngày nọ ông lại nghe được tin làng mình bỏ theo giặc. Xấu hổ, bàng hoàng, đau khổ, ông thu mình về nhà, lẩn trốn không dám ra ngoài. Ông chỉ biết tâm sự với những đứa con của mình để giãi bày nỗi lòng. Ông Hai sau những giằng xé nội tâm, đã quyết định rằng làng mà theo Tây thì phải thù. Bởi lòng yêu nước còn lớn hơn tình yêu làng. May mắn thay, sự kiện làng ông Hai theo giặc chỉ là một kế hoạch dụ giặc để tiêu diệt mà thôi. Biết tin, ông Hai vui sướng vô cùng, ông lại càng thêm yêu và tự hào về làng mình. Lại phấn khởi đi khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 27
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, toàn dân tham gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu. Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường.
Ở đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, ông mùng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi.
Buồn khổ quá, ông tâm sự với đứa con út cho khuây khoả. Ông chớm có ý định về làng để xác minh sự thật nhưng lại tự mình phản đối vì nghĩ về làng, làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ bởi làng ông đã theo Tây mất rồi. Thế nên, ông quyết không về, một lòng ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ. Thế rồi một hôm có ông chủ tịch dưới xã lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc. Ông lão sung sướng múa tay đi khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng mình.
Qua nhân vật ông Hai, tác phẩm thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu đậm đi từ tự phát đến tự giác của người nông dân Việt Nam những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện còn cho thấy tấm lòng trân trọng, nâng niu của nhà văn đối với những con người hiền lành, nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong mình những tình cảm cao quý, lớn lao.
Tóm tắt Làng - Mẫu 28
Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng sót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng … ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.
Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 29
Ông Hai, một cư dân trung thành của làng chợ Dầu, trong những ngày giặc Pháp xâm lấn, ông cùng gia đình phải lánh nạn. Mặc cho lời đàm tiếu rằng làng ông đã trở thành nơi phản quốc, nhưng ông vẫn giữ vững niềm tin vào quê hương. Dù không biết chữ, hàng ngày ông vẫn tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến và đặc biệt quan tâm đến tình hình làng chợ Dầu. Tin đồn làng ông bán nước khiến ông đau đớn, bất an, thậm chí suy nghĩ rời làng, nhưng khi nghe tin làng đã được bảo vệ, ông lại hân hoan, tự hào.
Tóm tắt Làng - Mẫu 30
Làng Dầu là quê hương bản quán của ông Hai. Là một nông dân nghèo khổ, dưới thời Pháp thuộc, ông Hai đã từng bị bọn hương lí trong làng truất ngồi trừ ngoại, phải xiêu dạt lang thang kiếm sống, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn, mười mấy năm trước mới lần hồi trở về quê quán.
Ông Hai hay làm, không mấy lúc chịu ngơi tay, không đi cày, đi cuốc, gánh phân tát nước thì ông đan rổ rá hay chữa lại cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp.
Ông Hai lại có tính hay khoe cái làng Dầu của ông. Nào là nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Nào là đường trong làng toàn lát đá xanh... Nào là làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc, cái dinh cơ ấy "lắm lắm là của; vườn hoa, cây cảnh nom như động ấy".
Nhưng từ ngày khởi nghĩa, ông Hai không bao giờ đả động đến cái làng ấy nữa, ông thù nó. Xây cái lăng ấy, cả làng phải phục dịch, còn ông thì bị một chồng gạch đổ làm bại một bên hông, đến nay cái chân vẫn còn đi khấp khểnh. Bây giờ khoe làng, ông Hai lại khoe khác. Khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Khoe làng Dầu có nhiều hố, ụ, những giao thông hào. Những công trình ở xóm Khu, ở ngõ Mái... không để đâu hết. Ông khoe cái làng Dầu có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre.
Kháng chiến bùng nổ, bà con làng Dầu đi tản cư. Nhưng ông Hai vẫn ở lại làng cùng anh em đào đường, đắp ụ... Trong lúc hữu sự, ông không nỡ bỏ làng ra đi. Nhưng rồi gia cảnh gieo neo, ba đứa con dại, một mình bà Hai xoay xỏa nơi tản cư, vốn liếng lại không có, ông Hai bất đắc đĩ phải nghe theo lời khẩn khoản của vợ để ra đi. Ông buồn khổ lắm, chỉ biết tự an ủi: "Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là kháng chiến".
Đến nơi tản cư, ông Hai buồn khổ, bực bội vô cùng. Ông trở nên ít nói, ít cười, hay cáu gắt; ông sợ mụ chủ nhà, một người đàn bà lành chanh lành chói, đã lấy đến ba đời chồng, rất tham lam, tinh quái. Ông Hai nhớ làng, ông chỉ còn biết khoe làng với bác Thứ; ông chỉ còn có niềm vui đi đến phòng thông tin nghe đọc báo. Ông giả vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Tin chiến sự đánh Tây, giết Tây làm cho "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"
Nhưng rồi cái tin dữ "cả cái làng Dầu Việt gian theo Tây" từ miệng những người đàn bà tản cư nói ra làm cho ông Hai "nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, Việt gian từ thằng chủ tịch.... cả làng vác cờ thần ra hoan hô giặc,... thằng chánh Bệu khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh... Ông Hai cay đắng nguyền rủa cái giống Việt gian bán nước. Có lúc ông lại băn khoăn, ngờ ngợ: chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế... họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.
Chiều hôm ấy, bà Hai đi chợ về cũng uể oái, bần thần. Cả gian nhà lặng đi, hiu hắt. Suốt đêm ông Hai thao thức, nằm thở dài, chân tay nhũn ra. Ba, bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra đến ngoài. Ông sợ mụ chủ nhà, nhất là khi nghe mụ đưa tin về cái làng Dầu "đi Việt gian theo Tây", có lệnh "đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa. Vợ con khóc, ông Hai ngồi lặng ở một góc giường. Ông lo lắng biết đem nhau đi đâu bây giờ? Ông nghĩ ngợi. Có lúc ông nghĩ "hay là quay về làng?" Có lúc, ông lại phản đối: về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ, làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông chỉ còn biết ôm con thơ vào lòng mà tâm sự. Khi nghe thằng cu Húc nói: "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!" thì nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây "toàn là sai sự mục đích cả!". Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt.... rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Tóm tắt Làng - Mẫu 31
Làng Chợ Dầu là quê hương bản quán của ông Hai. Là một nông dân nghèo khổ, dưới thời Pháp thuộc, ông Hai đã từng bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, phải xiêu dạt lang thang kiếm sống, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn, mười mấy năm trước mới lần hồi trở về quê quán.
Ông Hai hay làm, không mấy lúc chịu ngơi tay, không đi cày đi cuốc, gánh phân tát nước thì ông đan rổ rá hay chữa lại cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp.
Ông Hai lại có tính hay khoe cái làng Dầu của ông. Nào là nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh.
Nào là đường trong làng toàn lát đá xanh... Nào là làng
Ông có cái sinh phần của viên tổng đốc, cái dinh cơ ấy “lăm lắm là của, vườn hoa, cây cảnh nom như động ấy".
Nhưng từ ngày khởi nghĩa, ông Hai không bao giờ đả động đến cái làng ấy nữa, ông thù nó. Xây cái lăng ấy, cả làng phải phục dịch, còn ông thì bị một chồng gạch đổ vào bại một bên hông, đến nay cái chân vẫn còn đi khấp khểnh. Bây giờ khoe làng, ông Hai lại khoe khác. Khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi lập một hai. Khoe làng Chợ Dầu có nhiều hố, ụ, những giao thông hào. Những công trình ở xóm Ba Khu, ở Ngõ Mái... không để đâu hết. Ông khoe cái làng Chợ Dầu có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre.
Kháng chiến bùng nổ, bà con làng Chợ Dầu đi tản cư. Nhưng ông Hai vẫn ở lại làng cùng anh em đào đường, đắp ụ... Trong lúc hữu sự, ông không nỡ bỏ làng ra đi. Nhưng rồi gia cảnh gieo neo, ba đứa con dại, một mình hà Hai xoay xỏa nơi tản cư, vốn liếng lại không có, ông Hai bất đắc dĩ phải nghe theo lời khẩn khoản của vợ để ra đi. Ông buồn khổ lắm, chỉ biết tự an ủi: “Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là kháng chiến”.
Đến nơi tản cư, ông Hai buồn khổ, bực bội lắm. Ông trở nên ít nói, ít cười, hay cáu gắt. Ông sợ mụ chủ nhà, một người đàn bà lành chanh lành chói, đã lấy đến ba đời chồng, rất tham lam, tinh quái. Ông Hai nhớ làng, ông chỉ còn biết khoe làng với bác Thứ; ông chỉ còn có niềm vui đi đến phòng thông tin nghe đọc báo. Ông giả vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Tin chiến sự đánh Tây, giết Tây làm cho “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"
Nhưng rồi cái tin dữ “cả cái làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây” từ miệng những người đàn bà tản cư nói ra làm cho ông Hai “nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rún rân Việt gian lừ thằng chủ tịch,... cả làng vác cờ thần ra hoan hô giặc,... thằng chánh Bệu khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh... Ông Hai cay đắng nguyền rủa cái giống Việt gian bán nước. Có lúc ông lại băn khoăn, ngờ ngợ: chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế... họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.
Chiều hôm ấy, bà Hai đi chợ về cũng uể oải, bần thần, cả gian nhà lặng đi, hiu hắt. Suốt đêm ông Hai thao thức, nằm thở dài, chân tay nhũn ra. Ba, bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra đến ngoài. Ông sợ mụ chủ nhà, nhất là khi nghe mụ đưa tin về cái làng Chợ Dầu “đi Việt gian theo Tây", có lệnh “đuổi hết những người làng Chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa Vợ con khóc, ông Hai ngồi lặng ở một góc giường. Ông lo lắng biết đem nhau đi đâu bây giờ? Ông nghĩ ngợi. Có lúc ông nghĩ “hay là quay về làng?” Có lúc, ông lại phản đối: về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông chỉ còn biết ôm con thơ vào lòng mà tâm sự. Khi nghe thằng cu Húc nói: “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!" thì nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
Cái dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tôi mới về. Ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm hỏm bỏm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây toàn là sai mục đích cả Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Chợ Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyện nhà ông bị Tây đốt,... rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Tóm tắt Làng - Mẫu 32
Trong truyện ngắn Làng, tập trung vào sự yêu thương của ông Hai - một người nông dân chất phác đối với làng quê của mình.
Ông Hai, người nông dân trung thành với làng Dầu, luôn tự hào về quê hương của mình. Dù trước và sau cách mạng, ông luôn tỏ ra kiêu hãnh với thành tựu của làng. Khi phải tản cư, ông vẫn giữ tinh thần quê hương.
Ở nơi tản cư, ông thường nhớ về làng và những kỷ niệm hạnh phúc làm việc cùng người dân. Tin tức về cuộc kháng chiến làm ông hứng khởi.
Khi nghe tin làng chợ Dầu phản bội, ông đau lòng và hoang mang. Sự thật được phơi bày khiến ông cảm thấy cay đắng và khổ tâm. Ông lo sợ cho tương lai và căm phẫn dân làng.
Mấy ngày sau, ông cảm thấy tủi hổ và tuyệt vọng. Quyết định không tha thứ cho làng phản bội. Ông tìm đến con trai để thể hiện lòng trung thành và niềm tin với cách mạng.
Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai rất vui mừng. Ông chia sẻ niềm vui này với mọi người và khẳng định lòng yêu nước của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 33
Truyện ngắn Làng của nhà văn Nam Cao tả lại những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, một thời kỳ đau đớn và khắc nghiệt. Câu chuyện xoay quanh ông Hai, một người phải rời xa làng quê vì chiến tranh. Dù ở nơi xa lạ, ông vẫn nhớ mãi về quê hương thân thương.
Trở về làng, ông nghe tin rằng ngôi làng vẫn kiên định chống lại thế lực Tây, điều này khiến ông hạnh phúc trở lại và tự hào khoe với mọi người rằng làng vẫn trung thành với cách mạng, yêu nước. Đó là niềm vui của người con yêu quê, yêu làng chân chính.
Bất ngờ, ông nghe tin làng Chợ Dầu vẫn chiến đấu dưới bóng dáng của cụ Hồ, niềm vui tràn đầy trong lòng ông khi biết làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông khoe với mọi người rằng Tây đã cố gắng phá hủy làng Chợ Dầu, nhưng không thành công, vì làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui chân chính của người con yêu làng, yêu quê hương.
Tóm tắt Làng - Mẫu 34
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
Tóm tắt Làng - Mẫu 35
Trong Làng, kể về ông Hai và làng của mình trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên tại làng Chợ Dầu, nhưng vì cách mạng ông phải di tản. Dù xa nhưng ông vẫn luôn tự hào về làng theo cách mạng. Nghe tin làng chợ Dầu phản bội, ông rất đau khổ và xấu hổ, cảm thấy không thể đối mặt. Khi tin cải chính đến, làng không theo Tây, ông hồi hộp và vui mừng khoe với mọi người về việc làng bị Tây đốt sạch.
Tóm tắt Làng - Mẫu 36
Ông Hai, một cư dân của làng Chợ Dầu, phải lánh nạn cùng gia đình trong thời kỳ kháng chiến. Tin đồn làng theo giặc khiến ông đau đớn, xấu hổ và cảm thấy nhục nhã. Ông trải qua những ngày tăm tối, không dám ra ngoài, lo lắng cho tương lai của làng. Khi tin cải chính đến, ông hạnh phúc và tự hào khoe với mọi người làng đã bảo vệ lẽ phải của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 37
Ông Hai, theo chỉ thị của chính phủ, cùng dân làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác. Trong thời kỳ kháng chiến gay go với thực dân Pháp, ông vẫn giữ trái tim yêu quê, yêu làng. Dù ở xa, nhưng ông luôn tự hào về ngôi làng của mình. Tin làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông xấu hổ, thất vọng và nhục nhã. Ông lâm vào tình thế khó khăn khi ngay cả chủ nhà cũng muốn đuổi vì cho rằng ông sống ở làng Việt gian bán nước. Ông phải đấu tranh giữa tình yêu làng và lòng dũng cảm với cách mạng. Quyết định của ông là làng theo giặc phải bị đánh trả, không thể phản bội cách mạng. Một khi nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không bị theo Tây, ông hồi hộp vui vẻ, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về làng bị Tây đốt sạch, đó là bằng chứng cho lòng trung thành của làng với cách mạng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 38
Ông Hai, một nông dân yêu quê yêu làng, nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình phải rời làng. Tin đồn làng theo Tây khiến ông đau đớn và lo lắng. Ông sống trong sự bất an, không dám ra khỏi nhà, lo sợ sự phản bội của làng. Khi tin cải chính đến, ông vui mừng và tự hào với lòng yêu nước của làng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 39
Ông Hai rất yêu thương làng chợ Dầu. Ở nơi tản cư, ông không ngừng kể về và tự hào về làng. Nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông đau đớn lì trong nhà mấy ngày liền. Nghe tin cải chính: làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người. Dù nhà bị đốt, nhưng ông vẫn mừng vì làng vẫn trung thành với cách mạng. Tác phẩm này chân thực, sâu sắc và cảm động về tình yêu quê hương, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng để tản cư.
Tóm tắt Làng - Mẫu 40
Truyện ngắn 'Làng' do Kim Lân sáng tác trong năm 1948, thời điểm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi chính phủ kêu gọi 'tản cư', những người dân từ vùng tam chiến chuyển lên khu vực chiến khu để tham gia chiến đấu chống Pháp.
Tác phẩm vinh danh tình yêu quê hương, lòng yêu nước thông qua hình ảnh ông Hai, một người nông dân chân chất. Qua mắt nhìn của ông Hai, câu chuyện chân thực, đầy cảm động về tinh thần chiến đấu của người nông dân phải rời làng để tản cư.
Truyện 'Làng' tập trung vào ông Hai - lão nông chăm chỉ, sáng tạo, và lòng yêu làng sâu sắc. Với cuộc chiến chống Pháp, ông Hai buộc phải rời bỏ làng Chợ Dầu để tìm nơi ẩn náu. Tình yêu quê hương mãnh liệt khiến ông luôn nhớ mãi và tự hào về làng. Không quan trọng ông ở đâu, ông luôn tỏ ra tự tin khoe về vẻ đẹp giàu có và sẵn sàng chiến đấu của làng mình.
Ở nơi tản cư, niềm hạnh phúc lan tỏa với chiến thắng của quân ta, nhưng ông Hai bỗng nghe tin làng Chợ Dầu bị coi là Việt gian theo Tây. Ông trải qua sự xấu hổ, tê liệt, và nhục nhã. Ngày ngày, ông lang thang trong nhà, không dám rời đi, luôn trầm ngâm, mụ chủ nhà khiến ông càng lo lắng khi muốn đuổi ông đi vì ông là người ở làng Việt gian. Mỗi ngày, ông chỉ có đứa con trai nhỏ làm người tâm sự, thực chất là ông đang tự đối thoại với lòng mình: 'Phải theo chiến đấu, theo lãnh tụ Hồ Chí Minh, không theo bọn địch phản quốc, làng theo địch phải làm kẻ thù làng'.
Tóm tắt Làng - Mẫu 41
Làng Chợ Dầu giống như bao làng khác trong cả nước, khi thực dân Pháp đến, người dân phải di tản. Ông Hai cũng phải di tản từ làng Chợ Dầu, nhưng ông luôn tự hào về quê hương của mình. Ông kể với mọi người về người dân và tinh thần kháng chiến của làng. Khi nghe tin làng chợ Dầu phản bội, ông rất xấu hổ và tủi nhục. Khi tin cải chính đến, làng không theo Tây, ông vui mừng và khoe với mọi người về lòng trung thành của làng với cách mạng.
Tóm tắt Làng - Mẫu 42
- Ông Hai, người nông dân đắm chìm trong tình yêu với làng Chợ Dầu.
- Dưới sự yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai và gia đình phải rời làng tản cư. Mỗi khoảnh khắc xa làng là nỗi nhớ ngọt ngào.
- Trong những ngày xa xôi, hình ảnh làng Chợ Dầu luôn hiện hữu trong trí óc ông, và ông khao khát được trở về.
- Một ngày, tin đồn làng Chợ Dầu của ông bị coi là Việt gian theo Tây khiến ông đau đớn và xấu hổ, chỉ có thể chia sẻ với đứa con thơ.
- Dù có cơ hội quay về, ông Hai quyết định không làm như vậy vì theo ông: 'Làng là tình yêu chân thành, nhưng làng theo Tây phải làm kẻ thù.'
- Sau đó, tin cải chính về làng Chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp khiến ông hồ hởi, tự hào chia sẻ tin này dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy.
Tóm tắt Làng - Mẫu 43
Ông Hai, con người của làng Chợ Dầu, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, phải dẫn gia đình tản cư. Tại đây, ông không ngừng nhớ về làng và luôn cập nhật tin tức cách mạng. Khi nghe đồn làng Chợ Dầu theo địch, ông trải qua nỗi đau khổ, cảm giác xấu hổ và nhục nhã. Ông sống trong lo sợ, không dám ra khỏi nhà, và đặc biệt lo lắng khi nghe tin làng ông bị coi là Việt gian. Sự buồn bã ngày một gia tăng khi biết không được ở nhờ nữa vì làng Việt gian. Ông không thể chia sẻ với ai, chỉ nói chuyện cùng con trai để giải tỏa tâm can. Khi nhận được tin cải chính, ông trở nên lạc quan, phát tán tin vui, và tự hào về làng của mình.
Tóm tắt Làng - Mẫu 44
Trong năm 1948, truyện ngắn Làng của Kim Lân bắt đầu, giai đoạn đầu của cuộc chiến chống Pháp. Kịch bản xoay quanh ông Hai, người nông dân yêu quý làng và quê hương. Ông phải rời xa làng để tản cư, nhớ mãi về làng và tự hào về vẻ đẹp của làng Chợ Dầu, đặc biệt là tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của bản thân.
Ở nơi tản cư, khi tin chiến thắng đang làm cho mọi người hân hoan, ông Hai đột ngột nghe tin đồn làng Chợ Dầu đã trở thành Việt gian theo Tây. Ông chìm trong nỗi xấu hổ, đau khổ và tê liệt. Ngày qua ngày, ông sống trong sự buồn bã và lo sợ, không dám rời khỏi nhà, và mối lo lớn nhất là việc bị đuổi đi khi chủ nhà biết ông là người làng Việt gian. Ông chia sẻ tâm sự với đứa con trai nhỏ như lời nói với chính bản thân mình: 'Phải theo chiến đấu, theo Cụ Hồ, không phải theo giặc, và đối với làng theo giặc, ta phải làm thù làng'.
Nhưng đột ngột, tin cải chính về làng Dầu không theo Tây khiến tâm hồn ông Hai sống lại. Ông tự hào chia sẻ với mọi người rằng nhà ông đã bị Tây đốt cháy, làng Dầu đã bị hủy diệt, và ông như một chiến sĩ chiến đấu cho chiến thắng của làng Dầu.
Tóm tắt Làng - Mẫu 45
Ông Hai, người nông dân đắm chìm trong tình yêu thương đặc biệt dành cho làng Chợ Dầu, buộc phải rời xa do chiến tranh và biến động gia đình. Cuộc sống tại nơi tản cư, ông luôn vấn vương nhớ mãi về hình bóng quê hương. Một ngày, tin đồn từ một phụ nữ tản cư về làng Dầu là 'Việt gian theo Tây' khiến ông chấn động, cảm xúc hỗn độn, khuôn mặt ông trở nên tê liệt và cổ họng nghẹn lời. Ông lặng lẽ rời đi, tâm hồn đau đớn. Trở về nhà, ông ôm giường ngủ mấy ngày, hoang mang và lo sợ tràn ngập. Khi mụ chủ nhà muốn đuổi ông đi, ông suy nghĩ về việc quay về làng, nhưng cuối cùng, quyết định 'Làng thì yêu, nhưng làng theo Tây mất rồi, phải thù'. Tâm sự cùng đứa con nhỏ, ông chia sẻ niềm tin ủng hộ Cụ Hồ. Khi chủ tịch xã cải chính làng Dầu không theo Tây, ông háo hức khoe với mọi người, tự hào về làng và thông báo rằng tin làng bị Tây đốt nhẵn đã được cải chính.
Bố cục Làng
- Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
- Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
Nội dung Làng
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông