Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Li + I2 → 2LiI gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình hóa học của Li. Mời các bạn đón xem:
Phương trình 2Li + I2 → 2LiI
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2Li + I2 → 2LiI
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Liti nóng chảy cháy sáng trong iot tạo thành muối màu đen.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ >1000C
4. Tính chất hóa học
- Liti là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
Li → Li+ + 1e
a. Tác dụng với phi kim
b. Tác dụng với axit
- Liti dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.
2Li + 2HCl → 2LiCl + H2.
2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2.
c. Tác dụng với nước
- Li tác dụng chậm với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2.
d. Tác dụng với hidro
- Liti tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành Liti hidrua.
2Li (lỏng) + H2 (khí) → 2LiH (rắn)
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho Li tác dụng với iot thu được muối Litiiotua.
6. Bạn có biết
Liti có tính khử rất mạnh, tham gia phản ứng với halogen (Cl2; Br2,…) phản ứng tỏa nhiều nhiệt tạo thành muối.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cho 0,7 g kim kiềm M tác dụng vừa đủ với 12,7 g iot đun nóng. Kim loại M là
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
Đáp án: A
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: 2M + I2 → 2MI
nM = 2.nI2 = 2. = 2.0,05 = 0,1 mol ⇒ M = 7 ⇒ M là Li
Ví dụ 2: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong chất nào?
A. Nước tinh khiết
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch KOH
D. Dầu hỏa
Đáp án: D
Hướng dẫn giải:
Vì Kim loại kiềm không phản ứng với dầu hỏa
Ví dụ 3: Kim loại kiềm là kim loại
A. Có lớp vỏ ngoài cùng chứa 1 e
B. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1)
C. Có tính khử rất mạnh
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Li: