Giáo án Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn lớp 9 (Chân trời sáng tạo 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

I. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: CỘT CỜ THỦ NGỮ – DI TÍCH CỔ BÊN SÔNG SÀI GÒN

a. Mục tiêu:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong VB như: Trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

– Phân tích được thông tin cơ bản của VB; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của VB.

– Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong VB.

– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong VB.

b. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi Hướng dẫn đọc trong SGK.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện ở nhà nhiệm vụ: Đọc VB Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn và trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc trong SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

* Báo cáo, thảo luận  Kết luận, nhận định: Thực hiện trong tiết báo cáo sản phẩm đọc.

II. HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO SẢN PHẨM ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI VÀ ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

1. Trình bày kết quả đọc văn bản Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

a. Mục tiêu: Báo cáo sản phẩm đọc mở rộng theo thể loại tại lớp.

b. Sản phẩm: Phần trình bày kết quả đọc mở rộng theo thể loại của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS xem lại và hoàn thiện sản phẩm nhiệm vụ đọc đã thực hiện ở nhà và chia sẻ theo nhóm đôi.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả nhiệm vụ đọc với bạn cùng nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung, nếu có.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kĩ năng đọc VB của HS dựa trên nội dung gợi ý sau:

Câu 1:

– Mục đích viết của VB: Cung cấp cho người đọc thông tin về di tích Cột cờ Thủ Ngữ. Đây là mục đích của VB thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

– Các đặc điểm của VB Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn thể hiện rõ đặc điểm của kiểu VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, dựa trên cơ sở đó, người đọc có thể xác định được mục đích viết của VB:

Đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

Đặc điểm của kiểu VBgiới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thể hiển trong VB Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

Cấu trúc của VB

– Sapo: “Cột cờ Thủ Ngữ nằm ở góc cong … trên nóc hầm Thủ Thiêm”: Giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn về vị trí của Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay, nội dung này của đoạn sapo có sự tiếp nối với các phần còn lại của VB. Tác dụng: Xác định trực tiếp di tích lịch sử sẽ giới thiệu trong nội dung bài viết, cung cấp lượng thông tin “vừa đủ” về đối tượng và kết nối chặt chẽ với nội dung để thu hút sự chú ý, hứng thú của người đọc

– Phần mở đầu: Không có: Trong trường hợp của VB thông tin này, phần mở đầu có thể đã được chuyển thành sapo

– Phần nội dung: “Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn … Cột cờ Thủ Ngữ mang trên mình một bề dày lịch sử, làm chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.”: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quá trình hình thành và sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử) làm nên dấu ấn cổ xưa của Cột cờ Thủ Ngữ để nơi đây xứng đáng được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn

– Phần kết thúc: “Thành phố bên sông ngày nay … cùng với bến Nhà Rồng lịch sử”: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích lịch sử này

Đặc điểm hình thức của VB

VB sử dụng:

– Hệ thống đề mục (Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn, bề dày lịch sử) để làm nổi bật thông tin cơ bản

– Từ ngữ chuyên ngành kiến trúc (ví dụ: công trình, chân đế, sàn, khối nhà, mặt bằng, kết cấu, mái dốc,…), lịch sử (ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Pháp, quân Anh, kháng chiến, cuộc xâm lược, lực lượng quân và dân Nam Bộ,..)

– Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường,…

– Hình ảnh minh hoạ

Cách trình bày thông tin của VB

VB sử dụng phối hợp nhiều cách trình bày thông tin:

– Trình bày thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin về sự hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ,…)

– Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi của di tích)

Câu 2: Phần VB “Cách mạng tháng Tám thành công … sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” sử dụng cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian. Tác dụng: Giúp người đọc có thêm thông tin cụ thể về diễn biến các sự kiện lịch sử xảy ra gắn liền với di tích Cột cờ Thủ Ngữ,trên cơ sở đó hiểu rõ hơn về bề dày lịch sử của di tích.

Câu 3:

– Thông tin cơ bản của phần VB “Sau khi chiếm được Nam Kì, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn … và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay” là: quá trình hình thành và xây dựng, sửa chữa của di tích.

– Các chi tiết của phần VB trên: Lịch sử hình thành và tên gọi của di tích gắn liền với lịch sử Sài Gòn giai đoạn 1862 – 1965; đặc điểm kết cấu ban đầu của di tích; sự thay đổi kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như khu vực lân cận theo các mốc thời gian như giai đoạn 1867 – 1910, giai đoạn 1911 – 1930, giai đoạn 1930 – 1960, giai đoạn 1960 – 1975, từ năm 1975 – 2000, chi tiết về hình ảnh 2 (Nhà bát giác hai tầng mái ở chân cột cờ).

– Vai trò của các chi tiết: Góp phần làm rõ sự hình thành, phát triển của di tích qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở đó giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao di tích này được xem là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn.

Câu 4: Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB: Hình ảnh. Vai trò: Minh hoạ trực quan cho nội dung thông tin được trình bày trong VB, giúp những thông tin ấy trở nên dễ hình dung, cụ thể, sinh động hơn với người đọc.

Câu 5: Các thông tin cơ bản của VB: Sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử của di tích Cột cờ Thủ Ngữ. Ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện các thông tin cơ bản của VB: tóm tắt, khái quát được những thông tin cơ bản của VB vì các thông tin cơ bản của VB này đều hướng đến việc làm rõ vì sao Cột cờ Thủ Ngữ được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn (có thời điểm hình thành và thời gian tồn tại khá lâu bên bờ sông Sài Gòn, là chứng nhân cho bề dày lịch sử đấu tranh hào hùng của người dân Sài Gòn, chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của thành phố bên sông).

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá