SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Đo thời gian

3.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian

Bài 6.1 trang 16 sách bài tập KHTN 6: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

A. tuần. 

B. ngày.

C. giây.

D. giờ. 

Lời giải:

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: giây.

Chọn đáp án C. 

Bài 6.2 trang 16 sách bài tập KHTN 6: Khi đó nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng.

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. 

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

Lời giải:

Giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo là: Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

Chọn đáp án C. 

Bài 6.3 trang 16 sách bài tập KHTN 6: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để

A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. 

B. đặt mắt đúng cách. 

C. đọc kết quả đo chính xác.

D. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.

Lời giải:

Ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. 

Chọn đáp án A. 

Bài 6.4 trang 16 sách bài tập KHTN 6: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách. 

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp. 

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách. 

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. 

(5) Thực hiện phép đo thời gian. 

Thứ tự dùng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: 

A. (1), (2), (3), (4), (5). 

B. (3), (2), (5), (4), (1). 

C. (2), (3), (1), (5), (4). 

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Lời giải:

Thứ tự dùng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: 

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp. 

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách. 

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách. 

(5) Thực hiện phép đo thời gian. 

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. 

Chọn đáp án C.

Bài 6.5 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian của các hoạt động sau:

Bài 6: Đo thời gian

Lời giải:

Bài 6: Đo thời gian

Vì: - Thời gian hát bài “Đội ca” và thời gian chạy 800m ngắn nên sử dụng đồng hồ bấm giây giúp đo được thời gian chính xác nhất.

 - Thời gian đun sôi ấm nước dài (khoảng 15-20 phút) nên sử dụng đồng hồ để bàn cho phù hợp.

Bài 6.6 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. 

B. Đặt mắt nhìn lệch. 

C. Đọc kết quả chậm.

D. Cả 3 nguyên nhân trên. 

Lời giải:

Cả 3 nguyên nhân trên đều gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động.

Chọn đáp án D.

Bài 6.7 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hổ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.

Lời giải:

- Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng đồng hổ bấm giây.

Bài 6: Đo thời gian

- Vì sử dụng đồng hồ bấm giây thuận tiện hơn so với các loại đồng hồ khác, nó giúp ta chủ động trong việc đo thời gian từ khi ta bắt đầu đi cho đến khi ta dừng lại và thời gian chính xác tới 0,01s.

Lý thuyết Bài 6: Đo thời gian

1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

  - Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng…

             1 giờ = 60 phút = 3600 giây

            1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

           1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây.

- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

 Đồng hồ đeo tay

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

     Đồng hồ treo tường

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

    Đồng hồ để bàn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ điện tử

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạoLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

       

  Đồng hồ bấm giây                      Đồng hồ cát

2. Thực hành đo thời gian

     Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Đánh giá

0

0 đánh giá