Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn
A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.
B. Hai nam châm hút nhau.
C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.
D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Lời giải:
Ta có:
Phương án A. Quả bưởi rụng trên cây xuống => quả bưởi chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
Phương án B. Hai nam châm hút nhau => hai nam châm chịu tác dụng lực từ.
Phương án C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà => chiếc tủ chịu tác dụng của lực bên ngoài.
Phương án D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước => buồm chịu tác dụng lực của gió thổi.
Chọn đáp án A
Lời giải:
- Trường hợp bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng là khi đo trọng lượng của vật (độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật) vì trọng lực có phương thẳng đứng.
- Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế theo phương của lực tác dụng lên vật.
Lời giải:
Mô tả hiện tượng |
Khối lượng |
Trọng lượng |
Lực hấp dẫn |
1. Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật. |
|
x |
|
2. Đơn vị là kg. |
x |
|
|
3. Lực hút của các vật có khối lượng. |
|
|
x |
4. Số đo lượng chất của vật. |
x |
|
|
5. Đơn vị là N. |
|
x |
x |
6. Được biểu diễn bằng một mũi tên. |
|
|
x |
A. 8,2 N. B. 82 N. C. 820 N. D. 8 200 N.
Lời giải:
Trọng lượng của người đó là: P = 10 . m = 10. 82 = 820 N
Chọn đáp án C
Bài 43.5 trang 70 sách bài tập KHTN 6: Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà (Hình 4.1).
a) Hãy vẽ các lực tác dụng lên quả bóng và nêu rõ tên của mỗi lực.
b) Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó lại không chuyển động?
Lời giải:
a)
Các lực tác dụng lên vật:
- Lực hút của Trái Đất P→:
+ Đặt tại tâm của vật.
+ Phương thẳng đứng.
+ Chiều từ trên xuống dưới.
- Lực đẩy của sàn nhà tác dụng lên vật N→:
+ Đặt tại điểm tiếp xúc giữa vật và sàn nhà.
+ Phương thẳng đứng.
+ Chiều từ dưới lên trên.
b) Có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó lại không chuyển động vì P→ và N→ là hai lực cân bằng (cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật).
Lời giải:
Phương án đo trọng lượng của quả bí mà không phải cắt nhỏ ra là:
- Đặt lực kế song song với nhau,
- Cùng móc vào quả bí.
Khi đó, tổng số chỉ của hai lực kế là trọng lượng của quả bí.
Lý thuyết Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn
I. Lực hút của Trái Đất
Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.
Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất
II. Trọng lượng và lực hút của Trái Đất
- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.
- Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.
- Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).
Ví dụ:
III. Trọng lượng và khối lượng
- Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.
IV. Lực hấp dẫn
- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.
Ví dụ:
- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Ví dụ:
Cùng là một quyển sách có khối lượng 0,2 kg, nhưng:
+ Đặt quyển sách trên Trái Đất: độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quyển sách là 1,9 N.
+ Đặt quyển sách trên Mặt Trăng: độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên quyển sách là 0,3 N.