Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
A. Kính hiển vi, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
D. Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 31.2 trang 51 sách bài tập KHTN 6: Cho các bước tiến hành quan sát nguyên sinh vật như sau:
1. Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát sơ bộ ở vật kính 10x để xác định những vị trí có nhiều nguyên sinh vật.
2. Dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh rồi nhỏ 1 – 2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại. Sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính.
3. Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh.
4. Chuyển sang vật kính 40x để quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của nguyên sinh vật.
Trình tự đúng của các bước là?
A. 1 – 2 – 3 – 4 C. 3 – 2 – 1 – 4
B. 1 – 3 – 2 – 4 D. 2 – 3 – 4 – 1
Lời giải:
Đáp án: C
Lời giải:
Động vật nguyên sinh là những cơ thể còn sống nên chúng sẽ di chuyển vậy nên cần đặt vài sợi bông để tạo thành các “chuồng” cố định vị trí của các nguyên sinh vật để dễ quan sát.
Lời giải:
Nếu trùng biến hình có tế bào giống như thực vật thì chúng sẽ không di chuyển và lấy thức ăn bằng chân giả nữa vì:
- Tế bào thực vật có chứa lục lạp
- Khi tế bào trùng biến hình có lục lạp nó sẽ có khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ nên không cần phải di chuyển để bắt mồi
Bài 31.5 trang 52 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cùng bạn thực hiện hoạt động sau:
- Tìm hiểu về cách nuôi cấy mẫu nguyên sinh vật qua sách báo, internet,…
- Hãy giải thích vì sao khi lấy nước để nuôi cấy nguyên sinh vật cần lấy nước ao hồ,… ở những chỗ đọng, có ánh sáng rọi tới và phải cho rơm, rạ hoặc cỏ khô cắt nhỏ vào lọ nước nuôi cấy, đồng thời đặt lọ ở nơi có ánh sáng trong một thời gian thì mẫu nước nuôi cấy mới có thể sử dụng làm thí nghiệm được.
Lời giải:
- Khi lấy nước để nuôi cấy nguyên sinh vật cần lấy nước ao hồ,… ở những chỗ đọng, có ánh sáng rọi tới vì những chỗ đó thường có tảo, trùng roi, trùng giày sinh sống.
- Cần cho rơm rạ, cỏ khô cắt nhỏ vào môi trường nuôi cấy để tạo môi trường có nhiều vụn hữu cơ cung cấp thức ăn cho động vật nguyên sinh phát triển.
- Để lọ ở nơi có ánh sáng để tạo điều kiện cho tảo và trùng roi quang hợp để phát triển số lượng.
- Cần đặt lọ nuôi cấy trong một thời gian để nguyên sinh vật có đủ thời gian sinh sản tạo ra nhiều cá thể giúp ta tăng tỉ lệ tìm thấy nguyên sinh vật trong giọt nuôi cấy mẫu.
Lí thuyết Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x
- Lam kính
- Lamen
- Ống nhỏ giọt
- Giấy thấm
- Cốc thủy tinh
2. Mẫu vật
- Mẫu vật có trong môi trường tự nhiên như nước ao, hồ hoặc được thu thập trong môi trường nuôi
+ Cách nuôi cấy mẫu: lấy nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có anh sáng rọi tới, cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm, rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian.
II. Cách tiến hành
- Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh
- Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh (a), rồi nhỏ 1 – 2 giọt len lam kính (b), đậy lamen lại (c). Sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính (d).
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kinh 10x
- Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày dưỡi vật kính 40x
III. Thu hoạch
- Hoàn thành báo cáo theo mẫu