SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 27 (Kết nối tri thức): Vi khuẩn

1.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Vi khuẩn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27. Vi khuẩn

Bài 27.1 trang 46 sách bài tập KHTN 6: Dựa vào hình dạng, vi khuẩn có thể chia làm mấy nhóm? Hãy sắp xếp các vi khuẩn trong hình 27 vào các nhóm hình dạng cho phù hợp.

Bài 27. Vi khuẩn

Lời giải:

- Dựa vào hình dạng, vi khuẩn có thể được chia là ba nhóm: hình que, hình cầu, hình xoắn.

- Sắp xếp các nhóm vi khuẩn theo hình dạng:

+ Nhóm hình que: a, c

+ Nhóm hình cầu: b, d

+ Nhóm hình xoắn: e, g

Bài 27.2 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Vi khuẩn có ở đâu?

Lời giải:

Bài 27. Vi khuẩn

Bài 27.3 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 27.4 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, có loài có lợi nhưng cũng không ít loài có hại gây bệnh cho con người. Em hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người và đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Lời giải:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Thương hàn

Vi khuẩn thương hàn

- Giữ vệ sinh môi trường

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 

- Thực hành ăn chín, uống chín.

- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên (trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

- Tiêu diệt ruồi nhặng

- Xử lý chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu, mẫu thử máu...

- Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện

Bệnh tả

Vi khuẩn tả

Bệnh than

Vi khuẩn than

- Không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh

- Khi gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy và chôn xa nơi ở theo hướng dẫn của ngành thú y.

- Những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi hoặc xác súc vật bị ốm chết cần phải mang đồ bảo hộ. 

- Sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước.

- Những nơi có ổ bệnh xảy ra, cần triển khai phun hóa chất xử lý môi trường, xử lý chất thải của gia súc và chất thải người bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành thú y và y tế. 

- Khi mắc bệnh than, phải kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.

Bài 27.5 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Có nhiều cách để bảo quản thực phẩm được lâu, trong đó có biện pháp phơi hoặc sấy khô thực phẩm. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích cơ sở của biện pháp bảo quản nêu trên. Nêu các biện pháp bảo quản khác mà em biết.

Lời giải:

- Cơ sở của biện pháp sấy khô là: giảm độ ẩm có trong thực phẩm khiến cho vi khuẩn không có điều kiện thuận lợi để phát triển.

- Một số biện pháp bảo quản khác:

+ Cất thực phẩm vào tủ lạnh

+ Muối dưa, muối cà

+ Làm mứt

+ Hút chân không

Đánh giá

0

0 đánh giá