TOP 10 Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên 2025 SIÊU HAY

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên

Đề bài: Nói với bạn điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên.

TOP 10 Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên - Mẫu 1

1. Nhà rông Tây Nguyên chỉ gắn với buôn làng không có nhà rông cấp tỉnh hay nhà rông chung nhiều làng. Do hiện nay, nhà ở của người dân cũng được xây tiện nghi hơn nhưng nhà rông truyền thống luôn được gìn giữ tại trung tâm làng làm nơi sinh hoạt chung và tổ chức nhiều buổi tụ họp, sự kiện chung của buôn làng.

2. Không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng đều có nhà rông. Những ngôi nhà này xuất hiện nhiều tại các buôn làng người dân tộc khu vực phía bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Cùng thuộc dân tộc Gia Rai ở phía bắc Tây Nguyên nhưng nhóm đồng bào Gia Rai Chor và Gia Rai Mthur không xây dựng nhà rông, chỉ có ở nhóm đồng bào Gia Rai trên cao nguyên Pleiku và người Ba Na mới làm kiểu nhà này.

3. Đồng bào Tây Nguyên có quan niệm nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời để đem đến nhiều sự may mắn và bình an cho người dân trong làng. Do đó trong mỗi nhà rông đều có một nơi trang trọng để thờ các vật được người dân cho là thần linh trú ngụ như con dao, hòn đá, sừng trâu… Ngoài ra, nơi đây còn là một bảo tàng lưu giữ các hiện vật truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành buôn làng như cồng chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ.

4. Nhà rông không phải nhà dùng để lưu trú của đồng bào Tây Nguyên. Mặc dù có kết cấu giống với một ngôi nhà có thể ở được, nhà rông mang các nét kiến trúc đặc sắc và cao, rộng hơn nhiều. Dải họa tiết trang trí dài dọc theo nóc nhà rông là một điểm dễ thấy mà nhà sàn không có. Đây thường là nơi để người dân tụ họp các sự kiện của buôn làng.

5. Do nhà rông là nơi quan trọng nhất trong làng nên thường được đàn ông thay nhau ngủ qua đêm để trông coi. Ngoài mục đích gìn giữ không gian thiêng, nhà rông còn là nơi người dân trao đổi những câu chuyện, kinh nghiệm trong đời sống. Nam nữ độc thân trong làng có thể quây quần tại nhà rông để thăm hỏi, tìm bạn đời, tuy nhiên không được phép đi quá giới hạn.

6. Cầu thang nhà rông thường có 7 đến 9 bậc, tuy nhiên mỗi dân tộc lại có trang trí khác nhau. Trên thành và cột của cầu thang, người Gia Rai hay tạc hình quả bầu đựng nước, người Ba Na khắc hình ngọn cây rau dớn, còn người Giẻ Triêng, Xơ Đăng thường đẽo hình núm chiêng hoặc mũi thuyền.

7. Nhà rông Tây Nguyên gắn liền với hình ảnh cây nêu quen thuộc, cây nêu này được trang trí với nhiều họa tiết nổi bật và được dựng trước nhà rông để phục vụ các hoạt động của buôn làng. Ở từng lễ hội, cây nêu mang một hình ảnh biểu tượng khác nhau như cây nêu trong lễ đâm trâu có 4 nhánh, cây nêu chỉ có 1 nhánh trong lễ mừng lúa mới…

8. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có kiểu làm nhà rông khác nhau. Kích thước nhà rông nhỏ và thấp nhất là của người Giẻ Triêng. Nhà rông của người Xê Ðăng cao vút. Nhà rông của người Gia Rai có mái mảnh, dẹt như lưỡi rìu. Nhà rông của người Ba Na to hơn nhà Gia Rai, có đường nét mềm mại và thường có các nhà sàn xung quanh.

9. Nhà rông là không gian sinh hoạt cộng đồng lớn nhất mỗi làng, nơi người dân trao đổi, thảo luận về các lĩnh vực hành chính, quân sự, nơi thực thi các luật tục, bảo tồn truyền thống và diễn ra những nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng.

10. Sàn nhà rông được thiết kế gắn liền với văn hóa quây quần uống rượu cần của đồng bào. Sàn thường được làm từ ván gỗ hay ống tre nứa đập dập, khi ghép không khít nhau mà các tấm cách nhau khoảng 1cm.

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên - Mẫu 2

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi thơ trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

TOP 10 Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên - Mẫu 3

Nhà sàn Tây Nguyên thường được thiết kế và xây dựng bởi sự chung tay, góp sức của gia chủ và toàn thể cộng đồng từ những vật liệu tận dụng từ thiên nhiên. Những vật liệu thô sơ và quen thuộc với đồng bào như: lá tranh, cây lồ ô, tre nứa…

Mỗi dân tộc sẽ có một đặc trưng thiết kế nhà ở và có một kiểu dáng riêng, đặc biệt không sao chép hay làm theo ở bất kỳ nơi nào khác. Mỗi dân tộc có một thiết kế và cấu trúc khác nhau, nhưng hầu hết đều làm bằng gỗ, vì vậy mùa hè mát mẻ và ấm áp khi bạn đóng cửa vào mùa đông.

Nhà Rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Gia Rai ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Tới nay, các ngôi nhà này vẫn còn được người dân sử dụng. Nhà Rông được dựng ở trung tâm của ngôi làng và là nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhà có thể cao tới 30 m, nhưng thường ở khoảng 15-20 m. Nhà Rông càng cao càng chứng tỏ làng giàu có, thịnh vượng. Nóc nhà được trang trí với các họa tiết đặc trưng của từng làng.

Nhà dài của người Ê Đê được mở rộng khi con gái của gia đình kết hôn. Người nhà sẽ dựng thêm một đoạn riêng cho cặp đôi. Nhiều nhà dài tới hơn 100 m. Nhà có hai cầu thang dành riêng cho nam giới và nữ giới. Trong nhà dài, không gian được phân chia thành khu chung và các phòng ngủ riêng. Các phụ nữ thường ngồi dệt vải ở khu vực chung. Vải của người Ê Đê nổi tiếng với những họa tiết ấn tượng và màu nhuộm tự nhiên.

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá