Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 7: Dáng hình ngọn gió | Chân trời sáng tạo

1.5 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Dáng hình ngọn gió sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 7: Dáng hình ngọn gió

Đọc: Dáng hình ngọn gió trang 140, 141

Nội dung chính Dáng hình ngọn gió:

Văn bản đề cập đến nét đáng yêu, tinh nghịch của ngọn gió và các việc làm gió đã giúp đỡ mọi người.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 140 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hình ảnh gió hiện lên trong đoạn thơ sau có gì thú vị?

Tôi tên là gió

Đi khắp mọi nơi

Công việc của tôi

Không bao giờ nghỉ

Tháng ngày chăm chỉ

Tôi dài hơn sông

Suốt đời mênh mông

Rộng hơn biển cả.

Xuân Quỳnh

Trả lời:

Hình ảnh gió hiện lên trong bài thơ là một người rất chăm chỉ với công việc vất vả, đi khắp nơi và không bao giờ nghỉ. Qua đó ta thấy đây là một công việc rất cao cả.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Dáng hình ngọn gió

Dáng hình ngọn gió lớp 5 (trang 140, 141, 142) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trong khổ thơ đầu, căn nhà của gió được miêu tả bằng hình ảnh nào?

Trả lời:

Căn nhà của gió được miêu tả là bầu trời rộng thênh thang.

Câu 2 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nét đáng yêu của gió được thể hiện trong khổ thơ 2 và 3 như thế nào?

Trả lời:

Nét đáng yêu của gió được thể hiện trong khổ thơ 2 và 3:

- Nghe lá cây rầm rì

Ấy là khi gió hát

- Mặt biển sóng lao xao

Là gió đang dạo nhạc.

- Gió nép vào vành nón

Quạt dịu trưa ve sầu.

Câu 3 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những việc làm của gió được nhắc đến trong bài.

Trả lời:

Những việc làm của gió tuy vất vả nhưng rất có ích cho đời.

Câu 4 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Từ những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ, nói 2 – 3 câu về gió theo hình dung của em.

Trả lời:

Gió là một cô gái tinh nghịch, yêu đời. Gió thường đi khắp nơi, giúp đỡ mọi người.

Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Cộng đồng gắn bó

(a) Tìm đọc bài văn

Gợi ý:

Dáng hình ngọn gió lớp 5 (trang 140, 141, 142) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

Dáng hình ngọn gió lớp 5 (trang 140, 141, 142) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bài văn đã đọc.

– Hình ảnh đẹp, câu văn sinh động.

– Nhật kí đọc sách.

-?

d. Ghi lại 1 – 2 câu văn hay trong bài văn được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một bài văn được bạn chia sẻ mà em thích.

Trả lời:

Em tìm đọc bài văn và hoàn thành theo yêu cầu.

Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ trang 142, 143

Câu 1 (trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các nghĩa của từ “lưng” và thực hiện yêu cầu:

lưng

1 Phần phía sau của cơ thể người.

2 Phần ghế để tựa vào khi ngồi.

3 Bộ phận phía sau của một số vật.

a. Trong các nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ "lưng".

Trả lời:

a.

Nghĩa 1 là nghĩa gốc.

Nghĩa 2 và 3 là nghĩa chuyển,

b.

- Mẹ em bị đau lưng.

- Lưng ghế tựa rất thoải mái.

Câu 2 (trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong ngoặc đơn thay cho mỗi □  trong đoạn văn sau:

Bầu trời □ (trong sạch, trong veo, trong trẻo) điểm mấy gợn mây trắng. Nắng dịu dịu không □ (rạng rỡ, chói loà, chói chang) như nắng hè. Thỉnh thoảng, một làn gió □ (đưa, mang, kéo) theo mùi nồng nồng của biển □ (quyện, hoà tan, trộn) vào mùi khỏi bếp trong các mái lán tạm của những ngư dân. Hương của biển □ (đậm đà, mặn mà, mặn mòi), nồng nã nhưng thật dễ chịu. Tôi dạng hai tay, ngửa mặt lên trời, hít những hơi dài và thầm cảm ơn tạo hoá đã □ (cho, ban tặng, ban cho) một ban mai trong lành như thế.

Theo Lưu Khánh Vũ

Trả lời:

Bầu trời trong veo điểm mấy gợn mây trắng. Nắng dịu dịu không chói chang như nắng hè. Thỉnh thoảng, một làn gió mang theo mùi nồng nồng của biển quyện vào mùi khỏi bếp trong các mái lán tạm của những ngư dân. Hương của biển mặn mòi, nồng nã nhưng thật dễ chịu. Tôi dạng hai tay, ngửa mặt lên trời, hít những hơi dài và thầm cảm ơn tạo hoá đã ban tặng một ban mai trong lành như thế.

Câu 3 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

đoàn kết

thân thiết

Trả lời:

- Đoàn kết: đồng lòng, đùm bọc, bao bọc, hợp lực, chung tay...

- Thân thiết: thân yêu, thân quen, thân tình,..

Câu 4 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3

Trả lời:

Trong cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng được trường em tổ chức vào cuối tuần vừa rồi, tất cả các bạn trong lớp em đều tham gia thi những môn thể thao khác nhau. Đặc biệt, môn thi kéo co là trận đấu thể hiện sức mạnh đoàn kết của tập thể cả lớp khi có sự góp sức của mọi thành viên. Đối thủ của chúng em là lớp 2B. Chúng em đã cố gắng đồng lòng cùng nhau. Sau ba hiệp thi đấu, lớp em đã dành chiến thắng. Em cảm thấy hạnh phúc vì kết quả này.

Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3) trang 143

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.

Câu 1 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Ưu điểm:

– Chọn được câu chuyện hấp dẫn.

– Sử dụng lời xưng hô phù hợp với ngôi kể.

– Trình tự kể hợp lí.

– Đặt mình vào vai nhân vật để có những lời nói, ý nghĩ hoặc nhận xét, đánh

giá phù hợp.

-?

Hạn chế:

– Cấu tạo.

– Dùng từ xưng hô chưa phù hợp.

– Một số lời nói, ý nghĩ hoặc nhận xét, đánh giá chưa phù hợp với nhân vật kể.

Trả lời:

Em nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Câu 2 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Cấu tạo

Ngôi kể

Dùng từ

Viết câu

?

Trả lời:

Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Câu 3 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

Trả lời:

Em viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

Câu 4 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn bình chọn:

Bài văn kể chuyện giàu cảm xúc.

Bài văn kể chuyện hấp dẫn.

Trả lời:

Em cùng bạn bình chọn.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết 2 − 3 câu về gió, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Trả lời:

Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ. Chúng như những chiếc roi quất vào da thịt.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Những lá thư

Bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng

Bài 7: Dáng hình ngọn gió

Bài 8: Từ những cánh đồng xanh

Ôn tập cuối học kì 1

Đánh giá cuối học kì 1

 
Đánh giá

0

0 đánh giá