Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 5 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 5

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Luyện tập về từ đa nghĩa

- Luyện tập viết bài văn miêu tả phong cảnh

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:

- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!

Vua Minh phán:

- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!

Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:

- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?

Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:

- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.

- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.

Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:

- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.

Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.

Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:

- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.

Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”

Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Giang Văn Minh đỗ tới cấp nào trong kì thi tuyển chọn người tài?

A. Tiến sĩ.

B. Thám hoa.

C. Bảng nhãn.

D. Trạng nguyên.

Câu 2: Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông giao cho trọng trách gì?

A. Cải trang vi hành, tìm hiểu đời sống nhân dân.

B. Viết cho ông một cuốn sách nói về những phong tục trong dân gian.

C. Cử đi sứ Trung Quốc.

D. Đấu trí với sứ thần nhà Trung Quốc đang có mặt ở nước ta.

Câu 3: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”?

A. Vờ than khóc vì không có mặt ở nhà giỗ cụ tổ năm đời, để vua Minh mắc mưu nói rằng không ai lại đi giỗ cụ tổ năm đời. Sau đó ông mới nhắc chuyện phải góp giỗ Liễu Thăng dù đã mấy trăm năm trôi qua để vua Minh dù biết bị mắc mưu vẫn phải hạ lệnh bãi bỏ.

B. Đưa ra hàng loạt các chứng cứ cho thấy nhân dân nước ta đã tốn không biết bao nhiêu tiền vào việc góp giỗ Liễu Thăng để vua Minh xét tình xét lí mà bãi bỏ.

C. Vờ than khóc rằng không về nhà chuẩn bị đồ lễ góp giỗ Liễu Thăng được, vua Minh bực mình vì ông làm ồn quá nên quyết định bãi bỏ lệnh góp giỗ hàng năm.

D. Đưa ra hàng loạt những lí lẽ và dẫn chứng cho thấy Liễu Thăng là tên tướng quân độc ác, hèn hạ, không xứng đáng được góp giỗ đời đời như thế.

................................

................................

................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Nối nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a) Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày

Ba chân xoè trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả

Là chiếc bàn bốn chân

 

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

b) Bàn chân của bé

Đi dép đẹp thêm ra

Dép cũng vui thích lắm

Theo chân đi khắp nhà.

(2) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

c) Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử - văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rừng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

Câu 2: Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Xem thêm các tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10

Đánh giá

0

0 đánh giá