Trong phần (2), tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng

138

Trả lời Câu 3 trang 120 Ngữ văn 9 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Bàn về đọc sách giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bàn về đọc sách

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trong phần (2), tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý các lí lẽ không? Vì sao?

Trả lời:

Cách 1:

- Tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng:

Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.

Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, những “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả.

Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đi đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mấy vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.

- Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục.

Cách 2:

- Để làm sáng tỏ, tác giả đưa ra các bằng chứng:

+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy

+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”

+ Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách vô thưởng vô phạt”

- Em đồng ý với các lí lẽ vì với những lí lẽ và bằng chứng cụ thể, đáng tin cậy tác giả đã hấp dẫn và thuyết phục được người đọc, người nghe.

Đánh giá

0

0 đánh giá