SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 16 (Kết nối tri thức): Hỗn hợp các chất

3.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất

Bài 16.1 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:

A. Áo sơ mi                   B. Bút chì             C. Đôi giày           D. Viên kim cương

Lời giải:

Đáp án D

Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất. Vậy viên kim cương (chất tinh khiết) là vật thể chỉ chứa một chất duy nhất.

Bài 16.2 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

A. Nước muối                                   B. Nước phù sa

C. Nước chè                                    D. Nước máy

Lời giải:

Đáp án B

Huyền phù là một hỗn hợp gồm các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, sau một thời gian lắng xuống đáy. Vậy huyền phù là nước phù sa (phù sa trong nước).

Bài 16.3 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm                                B. Sữa

C. Nước chanh đường                        D. Nước đường

Lời giải:

Đáp án D

Nước đường là dung dịch chỉ chứa một chất tan là đường, dung môi là nước .

Bài 16.4 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

A. Muối ăn           B. Nến                  C. Dầu ăn             D. Khí carbon dioxide

Lời giải:

Đáp án A

Điều kiện thường, muối ăn tan trong nước, tuy nhiên khi tăng nhiệt độ, các phần tử nước và muối chuyển động nhanh hơn, va chạm nhiều dẫn đến hòa tan nhanh và tan được nhiều hơn.

Bài 16.5 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kể tên thành phần các chất có trong không khí

Lời giải:

Không khí là hỗn hợp đồng nhất có thành phần chính là khí nitrogen (chiếm khoảng 78%), oxygen(chiếm khoảng 21%), còn lại là khí carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.

Bài 16.6 trang 27 sách bài tập KHTN 6: Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.

 Bài 16: Hỗn hợp các chất

Lời giải:

A- (3), B- (2), C- (1), D- (4)

Bài 16.7 trang 28 sách bài tập KHTN 6: Thực hiện thí nghiệm sau: chuẩn bị 2 cái bát.

Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tinh và 3 thìa đường vàng

Bát (2): trộn đều 3  thìa muối tinh và 1 thìa đường vàng

a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2). Từ đó rút ra tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào.

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không? Tính chất của từng chất trong hỗn hợp có giữ nguyên không?

Lời giải:

a) Bát (1) có màu vàng nhiều hơn màu trắng , vị ngọt rõ hơn vị mặn vì đường nhiều hơn muối. Bát (2) màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn vị ngọt vì muối nhiều hơn đường. Từ đó ta thấy tính chất của hỗn hợp có sự thay đổi khi thay đổi thành phần các chất trong hỗn hợp .

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp (thấy vị mặn của muối và vị ngọt của đường). Tính chất của từng chất trong hỗn hợp được  giữ nguyên.

Bài 16.8 trang 28 sách bài tập KHTN 6: Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 ml nước cất, đánh số (1),(2),(3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm),đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10, ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Hãy sắp xếp khả năng tan trong nước của các chất tan trên.

Lời giải:

Trong cùng một lượng nước, urea tan đến 5 thìa, đường tan đến 10 thìa, còn bột phấn không tan hết 1 thìa. Vì vậy ta thấy khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên như sau: Bột phấn< urea< đường

Bài 16.9 trang 28 sách bài tập KHTN 6: Cho bảng sau:

Bài 16: Hỗn hợp các chất

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

Lời giải:

Ta thấy : 0,0015 < 7,8 < 8 < 35,5 < 36

Nên khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần là: E

Bài 16.10 trang 29 sách bài tập KHTN 6: Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5 g muối ăn. Hỏi từ 1 tấn nước  biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

Lời giải:

Ta có : 100g nước biển có 3,5 g muối ăn

=> 100 kg nước biển có 3,5 kg muối ăn

Vây từ 1 tấn nước  biển (1 tấn = 1000 kg) sẽ thu được số kg muối ăn là: 

(1000.3,5):100 = 35 (kg)

Lý thuyết Bài 16: Hỗn hợp các chất

I. Chất tinh khiết và hỗn hợp

- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất và có những tính chất xác định.

Ví dụ: 

+ Nước cất được tạo từ một chất duy nhất là nước , sôi ở 1000C, nóng chảy ở 00C.

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

+ Một chiếc thìa bằng bạc chỉ được tạo thành từ một chất là bạc.

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp .

Ví dụ: Nước đường ( ngoài nước còn có đường ), nước cam (ngoài nước, đường, còn có axit hữu cơ, tinh dầu,...)

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

II. Dung dịch

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Ví dụ: Khi hòa tan đường vào nước ta được nước đường. Khi đó, đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

III. Huyền phù và nhũ tương

- Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

Ví dụ: nước phù sa, nước bột màu,...

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

- Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác

Ví dụ: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

- Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất. Chúng thường không trong suốt.

IV. Sự hòa tan các chất

1. Khả năng tan của các chất

- Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch . Khi hòa tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

Ví dụ:

- Đường tan nhiều trong nước, muối ăn, bột nở  tan khá nhiều, còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.

- Rượu, giấm là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.

- Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là carbon dioxide đã hòa tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.

Hỗn hợp các chất | Kết nối tri thức

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hòa tan.

- Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.

Ví dụ: Hòa tan đường trong nước nóng, thấy đường tan nhanh hơn nhiều so với khi hòa tan đường trong cốc nước lạnh.

- Quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

Đánh giá

0

0 đánh giá