Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của

95

Với giải Khám phá trang 11 Bài 2 GDCD 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Khoan dung giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 2: Khoan dung

Khám phá trang 11 GDCD 9: Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó?

Thông tin 1. “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn không chỉ cho thấy một trang sử hào hùng của dân tộc mà còn mang đến cảm nhận sâu sắc về truyền thống khoan dung của cha ông ta:

"Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.

Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc;

Vương Thông, Mã Anh phát cho vai nghìn cỗ ngựa, về đến nước ma vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức".

(Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.64)

Thông tin 2. Trong “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ."

(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 10-11)

Trả lời:

- Thông tin 1. Trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã vạch ra nhiều tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, như: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Nhưng khi nghĩa quân Lam Sơn toàn thắng, chủ tướng Lê Lợi chẳng những không ra lệnh giết hại kẻ thù, mà ngược lại, ông còn có những hành động nhân đạo, như: cấp cho thuyền và ngựa, xe cho quân Minh rút về nước.

=> Hành động đó của chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã:

+ Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

+ Góp phần giúp “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “mở ra muôn thuở thái bình”, đỡ hao tổn thêm xương máu của nhân dân hai nước.

- Thông tin 2. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: mặc dù thực dân Pháp có nhiều hành động đàn áp nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, đối với người Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), nhân dân Việt Nam đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

=> Những hành động đó của nhân dân Việt Nam đã thể hiện: lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá