Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất
Đề bài: Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất. Chia sẻ với người thân về một điều thú vị em tìm hiểu được.
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất - Mẫu 1
Những hành tinh có thể là "anh em" của Trái Đất
(Dân trí) - Nếu một "Trái Đất khác" tồn tại trong vũ trụ, hiện giờ nó đang ở đâu và trông như thế nào?
Trái Đất còn được biết tên với tên gọi "hành tinh xanh", là mái nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người. Cho đến nay, Trái Đất vẫn là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm những hành tinh gần giống với Trái Đất để làm nơi thay thế trong tương lai.
Nhờ các kỹ thuật săn lùng hành tinh tiên tiến, chúng ta đã định vị được hàng ngàn ứng cử viên bên ngoài Hệ Mặt Trời. Đa số chúng là những hành tinh quay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời - được gọi là ngoại hành tinh.
Dưới đây là một số khám phá thú vị về các hành tinh giống Trái Đất nằm tại các thế giới xa xôi.
Vào tháng 2/2012, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ tập trung vào GJ 667C (Gliese 667C), một sao lùn cấp M liên kết với 2 sao lùn màu cam khác. Chúng nằm cách Trái Đất khoảng 22 năm ánh sáng.
Sau đó 667C c, một siêu Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo là 28 ngày, đã được phát hiện trong khu vực Goldilocks của GJ 667C. Nó nhận được 90% ánh sáng so với những gì mà Trái Đất nhận được.
Hầu hết ánh sáng này nằm trong quang phổ hồng ngoại, có nghĩa là hành tinh có khả năng hấp thụ mức năng lượng cao hơn.
Điểm mấu chốt là GJ 667C c có thể tồn tại nước lỏng và sự sống như chúng ta đã biết. Dẫu vậy, những quan sát sau này phát hiện ra rằng hành tinh GJ 667C c có nhiệt độ cực kỳ nóng, và do đó ít có khả năng tồn tại sự sống.
Kepler-452b, thường được gọi với cái tên trìu mến: "Anh em họ" của Trái Đất, là một ngoại hành tinh nằm cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng.
Nó được tàu vũ trụ Kepler của NASA phát hiện vào năm 2015. Đây là thế giới gần Trái Đất đầu tiên được tìm thấy trong vùng "có thể ở được" của ngôi sao Kepler-452.
Kepler-452b có đường kính gấp khoảng 1,6 lần Trái Đất và quay quanh ngôi sao chủ tương tự Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Ước tính, nó mất khoảng 385 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.
Bản thân ngôi sao này cũng là nơi sở hữu các điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.
TRAPPIST-1 là một hệ thống sao được phát hiện vào năm 2016, gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ.
Chúng nằm cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng. Sở dĩ các nhà khoa học vô cùng phấn khích với hệ sao này, là bởi nó tập hợp các hành tinh có kích thước gần giống với Trái Đất nhất từ trước tới nay.
Dẫu vậy, hầu hết các ngoại hành tinh từ TRAPPIST-1b đến TRAPPIST-1h đều diễn ra hiện tượng "khóa thủy triều", tức là một bên của hành tinh luôn được chiếu sáng, trong khi bên còn lại chìm trong bóng tối lạnh giá.
Duy nhất chỉ có TRAPPIST-1e có thể là hành tinh duy nhất trong hệ vẫn còn có sự sống.
Quay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 1002, nằm cách Trái Đất khoảng 16 năm ánh sáng, GJ 1002b và GJ 1002c cũng là các hành tinh thuộc vùng có thể ở được.
Những hành tinh đá này có khối lượng tương đương với Trái Đất. Trong đó, GJ 1002b mất khoảng 10 ngày để quay quanh ngôi sao chủ của nó, trong khi GJ 1002c mất hơn 21 ngày.
Hai hành tinh trên đều mới chỉ được phát hiện vào năm 2022, và cần có thêm nhiều nghiên cứu về chúng.
Đầu năm 2023, NASA công bố rằng hệ thống kính viễn vọng không gian TESS của họ phát hiện thấy TOI 700e. Đây là một hành tinh có cùng kích thước với Trái Đất.
TOI 700e mất 28 ngày để quay quanh quỹ đạo của ngôi sao chủ, với khoảng cách vừa đủ để sự sống có cơ hội phát triển.
Tại đây, nước có thể tồn tại trên bề mặt của nó ở dạng lỏng khi nhiệt độ thích hợp. Những hành tinh với nhiệt độ như vậy được coi là "phù hợp" cho sự sống.
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất - Mẫu 2
Sự thật thú vị về Trái Đất:
– Trái đất không tròn
Trái đất hình cầu, nhưng do các lực hấp dẫn, hành tinh của chúng ta không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Thực tế, có một chỗ phình ra xung quanh đường xích đạo. Bán kính địa cực của Trái đất là 6 320 km còn bán kính xích đạo là 6 341 km.
– Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất là -53,6 độ C
Nơi lạnh nhất trên trái đất là Nam Cực nói chung với nhiệt độ -37,7 độ C, điểm lạnh nhất được ghi lại vào ngày 21/7/1983 là tại Trạm Vostok ở Nam Cực, nơi các máy cảm biến ghi được -53,6 độ C. Vậy còn điểm nóng nhất? Ngày 13/9/1922, El Azizia ở Libya có nhiệt độ là 57,7 độ C.
– Điểm cao nhất trên Trái đất không phải là Núi Everest
Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên trái đất, cao 8 850 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do Trái đất không tròn nên bất cứ thứ gì nằm dọc xích đạo cũng gần các ngôi sao hơn. Điều này có nghĩa là mặc dù Núi Chimborazo ở Ecuador chỉ cao 6 267,9m so với mực nước biển nhưng vì nó nằm trên điểm phình ra nên về mặt lý thuyết là cao hơn tính từ tâm Trái đất so với Everest khoảng 2,4km.
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất - Mẫu 3
Là “anh em sinh đôi”, vì sao Trái Đất có sự sống, còn sao Kim thì không?
VOV.VN - Trong khi các nghiên cứu trước đó cho thấy sao Kim có thể từng được bao phủ bởi các đại dương thì nghiên cứu mới đây cho thấy phát hiện trái ngược: Đó là sao Kim có thể chưa từng tồn tại các đại dương.
Phát hiện mới về sao Kim
Ngày nay, sao Kim là một "vùng đất chết" nhưng các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi liệu hành tinh này có phải lúc nào cũng không phù hợp cho sự sống như vậy hay không?
Sao Kim - "người hàng xóm" gần chúng ta nhất, được gọi là anh em sinh đôi của Trái Đất bởi sự tương đồng về kích cỡ và mật độ của cả hai hành tinh. Tuy nhiên, xét trên những mặt khác, hai hành tinh này hoàn toàn khác nhau.
Trong khi Trái Đất có các điều kiện tự nhiên hỗ trợ cho sự sống thì sao Kim là một hành tinh không thể sinh sống được với bầu khí quyển có lượng khí CO2 độc hại dày gấp 90 lần so với bầu khí quyển của chúng ta cùng với những đám mây acid sulfuric và nhiệt độ bề mặt có thể lên tới 462 độ C, đủ nóng để làm tan chảy chì.
Để hiểu về việc hai hành tinh đá này vì sao lại khác nhau như vậy, một nhóm các nhà vật lý thiên văn đã quyết định mô phỏng lại từ đầu thời điểm các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỷ năm.
Họ đã sử dụng mô hình khí hậu, tương tự như những gì các nhà nghiên cứu sử dụng khi mô phỏng sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất, để nhìn lại thời điểm sao Kim và Trái Đất khi vẫn còn là các hành tinh trẻ. Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature ngày 13/10.
Cách đây hơn 4 tỷ năm, Trái Đất và sao Kim được bao phủ bởi nham thạch sôi sùng sục.
Các đại dương chỉ có thể hình thành khi nhiệt độ đủ lạnh để nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trong hàng nghìn năm. Đó là cách mà đại dương trên Trái Đất hình thành trong hơn 10 triệu năm. Trong khi đó, sao Kim vẫn vô cùng nóng.
Vào thời điểm đó, Mặt Trời mờ hơn bây giờ 25%. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để giúp sao Kim nguội bớt bởi nó là hành tinh nằm gần Mặt Trời thứ hai.
Các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi liệu các đám mây có giúp gì để nhiệt độ trên sao Kim giảm bớt hay không.
Mô hình khí hậu của các nhà nghiên cứu cho thấy, các đám mây đã đóng vai trò nhất định nhưng theo một cách không ngờ tới. Chúng tập hợp ở mặt tối của sao Kim và vì thế không thể bảo vệ hành tinh này khỏi Mặt trời ở phía ban ngày. Trong khi sao Kim không bị khóa thủy triều với Mặt Trời - hiện tượng mà một mặt của hành tinh luôn đối mặt với Mặt Trời, thì nó có tốc độ quay vô cùng chậm.
Thay vì che chắn cho sao Kim khỏi hơi nóng, những đám mây ở mặt tối của sao Kim góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến hơi nóng bị mắc kẹt trong bầu khí quyển đậm đặc của hành tinh này và làm cho nhiệt độ luôn ở mức cao. Với khí nóng bị mắc kẹt liên tục như vậy, sao Kim quá nóng nên không thể có mưa. Thay vào đó, nước chỉ có thể tồn tại ở thể khí và hơi nước trong khí quyển.
"Nhiệt độ cao đồng nghĩa với việc nước chỉ có thể hình thành thể hơi giống như trong một cái nồi với áp suất khổng lồ", Martin Turbet, tác giả dẫn đầu nghiên cứu tại Khoa Khoa học thuộc Phòng Thiên văn học của Đại học Geneva nhận định.
Tại sao Trái Đất không giống như sao Kim?
Những gì xảy ra với sao Kim có thể xảy ra với Trái Đất nếu hành tinh của chúng ta tiền gần Mặt trời hơn hoặc nếu Mặt trời ở thời điểm đó sáng như bây giờ.
Bởi vì cách đây hàng tỷ năm Mặt trời mờ hơn nên nhiệt độ trên Trái Đất có thể giảm bớt để hình thành nên đại dương. Mặt trời mờ hơn là "yếu tố then chốt cho việc hình thành những đại dương đầu tiên trên Trái Đất", ông Turbet cho hay.
Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn những điều mà chúng ta gọi là "Nghịch lý Mặt trời trẻ mờ", Emeline Bolmont, đồng tác giả, đồng thời là giáo sư tại Đại học Geneva nhận định.
"Điều này luôn bị coi là một trở ngại lớn cho sự xuất hiện sự sống trên Trái Đất. Nhưng hóa ra, với một Trái Đất còn trẻ và rất nóng, một Mặt trời với ánh sáng yếu như vậy thực sự là một cơ hội nằm ngoài kỳ vọng".
Trước đó, các nhà khoa học tin rằng, nếu bức xạ mặt trời yếu hơn cách đây hàng tỷ năm, Trái Đất sẽ trở thành một quả cầu tuyết. Đến nay, điều ngược lại mới là đúng.
Những phát hiện trên đã cho thấy các hành tinh đá trong Hệ Mặt trời của chúng ta đã tiến hóa theo những cách thức khác nhau. Trái Đất đã tồn tại gần 4 tỷ năm. Có những bằng chứng cho thấy sao Mộc được bao phủ bởi sông hồ cách đây 3,5 - 3,8 tỷ năm. Và hiện nay, dường như ít có khả năng sao Kim có thể hỗ trợ nước tồn tại ở thể lỏng trên bề mặt của nó.
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các hành tinh ngoài Trái Đất - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đọc: Hành tinh kì lạ trang 41, 42, 43
Viết: Đánh giá, chỉnh sửa báo cáo công việc trang 43
Nói và nghe: Những điểm vui chơi lí thú trang 44
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: