TOP 20 Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học 2024 SIÊU HAY

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học

TOP 20 Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 1

Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” em cảm nhận được vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là nguồn động lực to lớn, nguồn sức mạnh diệu kì, và nó thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đó chính là sự hi vọng, sự tin tưởng, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực, hiểu biết của bản thân hay sự tin tưởng vào những người xung quanh nữa. Thể hiện trong các mối quan hệ với những người xung quanh, ta tin tưởng vào những người tốt, mà không hề nghi ngờ, nghĩ xấu về họ. Chúng ta thấy rằng, nếu thiếu đi lòng tin, con người cũng mất đi tình yêu thương trong cuộc sống. Bởi em hiểu “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ còn đánh mất nhiều thứ quí giá khác nữa”!

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 2

Bài học từ "Chuyện người con gái Nam Xương"

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam và tố cáo xã hội phong kiến bất công. Qua câu chuyện về Vũ Nương, tác giả đã gửi gắm đến người đọc nhiều bài học quý giá về cuộc sống.

Bài học đầu tiên là về lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Vũ Nương là một người vợ, người mẹ hết mực thương yêu chồng con. Khi chồng đi lính, nàng một mình lo toan mọi việc, giữ gìn gia phong, vun vén hạnh phúc gia đình. Nàng luôn "giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Khi bị nghi oan, Vũ Nương đã chọn cách giải thoát bản thân bằng cái chết, thể hiện sự phẫn uất trước sự bất công và giữ trọn phẩm giá của người phụ nữ.

Bài học thứ hai là về sự cần thiết của lòng tin trong cuộc sống hôn nhân. Trương Sinh, vì tính đa nghi, ghen tuông, đã vội vàng kết tội Vũ Nương mà không hề tìm hiểu sự thật. Nỗi oan uổng của Vũ Nương là lời cảnh tỉnh cho những ai thiếu lòng tin trong cuộc sống hôn nhân. Gia đình cần có sự tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và thấu hiểu để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Bài học thứ ba là về sự bất công của xã hội phong kiến. Vũ Nương, một người phụ nữ đức hạnh, nết na, lại phải chịu bi kịch đau thương vì sự nghi kỵ, ghen tuông của người chồng và sự hà khắc của xã hội phong kiến. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ, đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, khơi gợi lòng trân trọng, thương cảm cho những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Qua câu chuyện về Vũ Nương, tác giả đã gửi gắm đến người đọc bài học về lòng chung thủy, lòng tin và sự cần thiết phải đấu tranh chống lại những bất công trong xã hội.

TOP 20 Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 3

Bếp lửa là một tác phẩm được nhà thơ Bằng Việt sáng tác trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang bước và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp giản dị gợi lại biết bao kỉ niệm thân thương về bà. Nhắc đến bà là những tảo tần sớm hôm vất vả. Bằng nghị lực phi thường và tình yêu thương cháu nhỏ, sớm sớm chiều chiều vẫn bếp lửa bà nhen để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 4

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện được tư tưởng sống cống hiến cao đẹp của tác giả Thanh Hải. Thật vậy, tư tưởng được sống cống hiến, được góp chút sức lực nhỏ bé của tác giả vào cuộc đời chung được thể hiện vô cùng sâu sắc và sinh động trong khổ thơ 4 và 5. Có lẽ, từ tận sâu trong trái tim của mình, nhà thơ thực sự mong ước bản thân được cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, làm đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh "con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm" là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều đóng góp làm đẹp cho đời của tác giả. Theo em, đây là quan điểm sống vô cùng nhân văn và giàu ý nghĩa. Mỗi cá nhân đóng góp vào cuộc đời chung để làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và hạnh phúc, tạo nền tảng hạnh phúc bền lâu cho cuộc đời và con người. Mùa xuân nho nhỏ chính là những khát vọng được cống hiến, làm đẹp cho đời của mỗi cá nhân. Tư tưởng ấy thực sự là tư tưởng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn của con người. Con người sống trên đời đều cần một lý tưởng sống cho mình. Và lý tưởng sống cao đẹp nhất đó là lý tưởng sống cống hiến, sống cho đi mà không cần báo đáp, sống để tô điểm cho đời, sống để cống hiến và xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Nếu mỗi người đều có thái độ sống đẹp và giàu triết lý như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ "lặng lẽ" trong bài thơ là thái độ cống hiến và xây dựng cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không cần ai biết đến. Tư tưởng sống cống hiến của nhà thơ Thanh Hải còn được thể hiện qua việc bất chấp tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc". Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình và dựng xây đất nước. Về phía bản thân em, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể trở thành một công dân có ích, một người tri thức thi đua hàng ngày vì sự phát triển đi lên của đất nước.

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 5

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.

Đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ một trong những văn bản đã học - Mẫu 6

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá