Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi: Tình huống a) D luôn cảm thấy day dứt

135

Với giải Luyện tập 4 trang 13 Bài 2 GDCD 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Khoan dung dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 2: Khoan dung

Luyện tập 4 trang 13 GDCD 9: Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống a) D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.

Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

Tình huống b) Do không tìm hiểu kĩ, Q nói với thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.

Theo em, P nên làm gì?

Tình huống c) K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

Nếu là T, em sẽ nói gì với K?

Trả lời:

Tình huống a) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D:

- Hãy tha thứ cho chính bản thân mình.

- Thay vì tập trung vào những hối tiếc và ân hận, hãy tưởng nhớ những kỷ niệm tốt đẹp với ông nội.

- Hãy nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè tin cậy về cảm xúc của bản thân. Chia sẻ những gì mình đang trải qua có thể giúp giảm bớt gánh nặng trong lòng.

Tình huống b) Theo em, P nên gặp và chấp nhận tha thứ cho Q, vì: Q đã nhận thức được lỗi sai của bản thân và có hành động sửa chữa lỗi sai ấy.

Tình huống c) Nếu là T, em sẽ nói với K rằng: “Cảm ơn cậu vì đã mời mình tham gia vào nhóm bạn của cậu! Nhưng thật tiếc, mình cảm thấy không thoải mái khi tham gia vào nhóm, vì trong nhóm có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác. Theo mình, mỗi người đều có những sở thích, tính cách, phong cách,.. khác nhau mà chúng ta nên tôn trọng. Mình mong muốn được giao tiếp trong một môi trường lành mạnh và tích cực hơn. K à, liệu mình và cậu có thể tìm kiếm một nhóm khác hoặc cùng tạo ra một không gian mà mọi người đều cảm thấy thoải mái và tôn trọng lẫn nhau không?"

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Đánh giá

0

0 đánh giá