Bài thơ Tiếng đàn giải oan - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tiếng đàn giải oan Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tiếng đàn giải oan lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tiếng đàn giải oan - Ngữ văn 9

I. Tìm hiểu văn bản Tiếng đàn giải oan

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiếng đàn giải oan thuộc thể loại: truyện thơ.

2. Xuất xứ

- Văn bản là truyện thơ Nôm khuyết danh.

- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, 2000.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục Tiếng đàn giải oan

- Phần 1 (từ đầu đến…thực người): Thạch Sanh đem đàn ra gẩy.

- Phần 2 (biết ăn quả…phùng xuân): Tiếng đàn của chàng như ai oán, như than, như vạch tội Lý Thông ăn ở bất nhân, phụ nghĩa và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Công chúa Quỳnh Hoa nghe thấy, khỏi bệnh và bày tỏ nỗi oan khuất với nhà vua.

5. Giá trị nội dung Tiếng đàn giải oan

- Văn bản mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

6. Giá trị nghệ thuật Tiếng đàn giải oan

- Sử dụng yếu tố kì ảo, từ ngữ miêu tả sinh động, lôi cuốn.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tiếng đàn giải oan

1. Cốt truyện văn bản Tiếng đàn giải oan

- Nhân vật: Thạch Sanh, Lý Thông, công chúa Quỳnh Nga, nhà vua.

- Nhân vật chính: Thạch Sanh. Chàng là người rộng lượng, không oán hờn, không phàn nàn, oán trách kẻ bất nhân.

- Tóm tắt:

+ Giới thiệu gia đình họ Thạch – Thạch ông ra đi và Thạch Sanh chào đời.

+ Thạch bà qua đời – Thanh Sanh gặp Lý Tĩnh – Thạch Sanh gặp Lý Thông – Lý Thông cùng mẹ lập mưu – Lý Thông lừa Thạch Sanh – Thạch Sanh chém xà tinh – Lý Thông cướp công Thạch Sanh.

+ Công chúa Quỳnh Nga kén chồng – Đại bàng cắp công chúa Quỳnh Nga – Lý Thông gặp lại Thạch Sanh – Thạch Sanh giao chiến xà tinh – Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề.

+ Thạch Sanh xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề – Thạch Sanh đánh hồ yêu – Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng đàn

+ Công chúa Quỳnh Nga bị câm – Trăn tinh và xà tinh lập mưu hãm hại Thạch Sanh – Thạch Sanh bị Lý Thông giam vào ngục – Tiếng đàn giải oan – Thạch Sanh được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa – Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

=> Cốt truyện Thạch Sanh thuộc mô hình nhân quả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

- Sự việc được kể: Thạch Sanh đem đàn ra gẩy. Tiếng đàn của chàng nỉ non, thánh thót như ai oán, như than, như vạch tội Lý Thông ăn ở bất nhân, phụ nghĩa và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn. Công chúa Quỳnh Hoa nghe thấy, khỏi bệnh và bày tỏ nỗi oan khuất với nhà vua.

Tiếng đàn giải oan - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ

- Nhân vật chính (Thạch Sanh) thuộc tuyến nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt, cái đẹp;

- Nhân vật phản diện(Lý Thông) đại diện cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh đó, còn có những loài vật thần kì: cây đàn.

III. Đọc tác phẩm: Tiếng đàn giải oan

TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN (TRUYỆN THƠ NÔM KHUYẾT DANH)

[…]

Sanh từ đến ở ngụ u

Trong lòng cũng chẳng giận thù cùng ai.

Nhân khi vắng vẻ thảnh thơi

Chàng bèn mới hỏi rằng ai lạ lùng?

Quân rằng: “Quốc tế quận công,

Chính danh tên gọi Lý Thông thực người”.

Sanh nghe quân nói đầu đuôi,

Biết rằng Thông thực là người bất nhân.

Biết mà lòng chẳng oán hòn,

Mặc ai vô nghĩa bất nhân cũng đành.

Biết mà lòng chẳng phàn nàn,

Lấy đàn mới gảy nhặt khoan tính tình.

Đàn kêu nghe tiếng nên xinh

Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.

Đàn kêu: Ai chém chần tinh,

Cho mày vinh hiển dữ mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương,

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày,

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân.

Đàn kêu sao ở bất nhơn,

Biết ăn quả lại quên ơn người giồng!

Đàn kêu: năn nỉ trong lòng,

Tiếng tơ tiếng trúc đều cùng như du.

Đàn kêu: Trách Hán, quên Hồ

Trách Tần quên Sở, trách Ngô quên Tề

Đàn kêu thấu đến cung phig tạ

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa!

Nàng đương rầu rĩ mặt hoa,

Tiếng đàn lừng lẫy như là oán ân.

Khác nào như cỏ phùng xuân,

Biết rằng Thông thực là người bất nhân.

Biết mà lòng chẳng oán hòn,

Mặc ai vô nghĩa bất nhân cũng đành.

Biết mà lòng chẳng phàn nàn,

Lấy đàn mới gảy nhặt khoan tính tình.

Đàn kêu nghe tiếng nên xinh

Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.

Đàn kêu: Ai chém chần tinh,

Cho mày vinh hiển dữ mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương,

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày,

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân.

Đàn kêu sao ở bất nhơn,

Biết ăn quả lại quên ơn người giồng!

Đàn kêu: năn nỉ trong lòng,

Tiếng tơ tiếng trúc đều cùng như du.

Đàn kêu: Trách Hán, quên Hồ

Trách Tần quên Sở, trách Ngô quên Tề

Đàn kêu thấu đến cung phi

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa!

Nàng đương rầu rĩ mặt hoa,

Tiếng đàn lừng lẫy như là oán ân.

Khác nào như cỏ phùng xuân,

Cười cười, nói nói trước sân trình bày.

Rằng: “Đàn ai gảy đâu đây?

Xin cha đòi lại ngày rày cho tôi".

Viện vương nghe nói phút cười,

Trong lòng hón hở mừng vui nào tày.

Rằng: "Từ phải nạn đến nay,

Làm sao con cứ chẳng hay nói mà?

Làm cho chua xót lòng cha,

Cầu trời khấn Phật, kể đà hết hơi.

Hay là nghe tiếng đàn người,

Thì con phải nói khúc nhôi cha tường".

Nàng nghe bày tỏ mọi đường,

Rằng: “Người đàn ấy thực chàng cứu tôi.

Dưới hang đã ngỏ một nhời,

Rằng về loan phượng kết đôi duyên vàng.

Lý Thông bạc ác phũ phàng,

Cửa hang lấp lại tìm đường tranh công.

Vì con lâu chẳng thấy chồng,

Trong lòng luống những giận lòng câm đi”.

Nghe lời con nói một khi,

Lệnh truyền nội giám tức thì đòi ngay.

[…]

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tác giả - tác phẩm: Dế chọi

Tác giả - tác phẩm: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tác giả - tác phẩm: Thúy Kiều báo ân báo oán

Tác giả - tác phẩm: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì

Tác giả - tác phẩm: Tiếng đàn giải oan

Đánh giá

0

0 đánh giá