Chuyên đề Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương

1.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 12 Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề Hóa 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Hóa 12 Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương

Khởi động trang 16 Chuyên đề Hóa học 12: Hầu hết kim loại có thể tái chế từ nguồn phế liệu kim loại tương ứng. Tái chế kim loại là gì? Quy trình tái chế kim loại như thế nào? Tác động môi trường của quy trình tái chế thủ công kim loại ra sao?

Hầu hết kim loại có thể tái chế từ nguồn phế liệu kim loại tương ứng

Lời giải:

- Tái chế kim loại là quá trình chuyển đổi các vật liệu kim loại đã qua sử dụng, rác thải kim loại … thành vật liệu mới đem lại lợi ích cho con người.

- Quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng …) thường theo sơ đồ sau:

Hầu hết kim loại có thể tái chế từ nguồn phế liệu kim loại tương ứng

- Tác động môi trường của quy trình tái chế thủ công kim loại: Đa số các cơ sở tái chế thủ công kim loại đều không có biện pháp hiệu quả để xử lí nước thải, khí thải, rác thải … gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.

1. Ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại

Câu hỏi thảo luận 1 trang 16 Chuyên đề Hóa học 12: Tại sao tái chế kim loại lại giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí carbon dioxide?

Lời giải:

Việc tái chế kim loại đã làm giảm nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên như quặng. Khi nhiều phế liệu kim loại được tái chế nhu cầu về kim loại tự nhiên càng giảm, cần ít năng lượng hơn để xử lí kim loại từ phế liệu so với khai thác và tinh chế quặng; ngoài ra, việc giảm sử dụng năng lượng góp phần giảm phát thải khí carbon dioxide.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản xuất nhôm từ quặng cần năng lượng điện là 45 kWh/kg nhôm trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu nhôm chỉ cần 2,8 kWh/kg nhôm. Trên quy mô toàn cầu, công nghiệp sản xuất nhôm phát thải khoảng 3% tổng lượng khí nhà kính (chiếm khoảng 15% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực công nghiệp). Tính trung bình, quá trình sản xuất nhôm từ quặng phát thải 12 kg CO2/ kg, trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu chỉ phát thải 0,6 kg CO2/ kg.

2. Quy trình tái chế kim loại của các nước tiên tiến và của Việt Nam

Câu hỏi thảo luận 2 trang 17 Chuyên đề Hóa học 12: Theo em, quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình có tác động thế nào đến quá trình thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại.

Lời giải:

Quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình giúp làm giảm tải trọng chất thải rắn sau tập trung chôn lấp rác và giúp thu được nguồn lợi kinh tế từ rác thải sử dụng được. Ngoài ra, quy định này giúp giảm thời gian và chi phí thu gom, phân loại phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 17 Chuyên đề Hóa học 12: Việc tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống?

Lời giải:

Việc tái chế kim loại giúp giảm tác động tiêu cực của việc khai thác các mỏ quặng, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, góp phần làm giảm carbon dioxide phát thải.

Tái chế kim loại giúp tiết kiệm chi phí cho sản xuất kim loại và cung cấp thêm việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, tái chế kim loại giúp giảm lượng rác thải chôn lấp, góp phần bảo vệ môi trường.

Vận dụng trang 18 Chuyên đề Hóa học 12: Hãy tìm hiểu và cho biết nguồn gốc, ý nghĩa của biểu tượng này.

Hãy tìm hiểu và cho biết nguồn gốc ý nghĩa của biểu tượng này

Lời giải:

Hãy tìm hiểu và cho biết nguồn gốc ý nghĩa của biểu tượng này

Biểu tượng tái chế ban đầu xuất hiện lần đầu tiên trong một cuộc thi toàn quốc dành cho học sinh trung học và đại học vào năm 1970. Được thiết kế bởi một sinh viên cao cấp của Đại học Nam California, biểu tượng ngày nay đã được công nhận là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển không ngừng về nhận thức của người tiêu dùng và chủ nghĩa môi trường.

Vận dụng trang 19 Chuyên đề Hóa học 12: Tại sao các làng nghề tái chế kim loại thủ công thường gây ra những tác động xấu đến môi trường?

Lời giải:

Tái chế kim loại thủ công được hiểu là chế tạo theo quy trình đơn giản bằng các công cụ thô sơ tại hộ gia đình hay các cơ sở sản xuất nhỏ. Vì vậy, người sản xuất thường không có đủ điều kiện đầu tư đồng bộ để đảm bảo hiệu quả, chất lượng và an toàn. Từ đó, hoạt động tái chế kim loại thủ công thường tác động tiêu cực đến môi trường và con người.

Bài tập (trang 19)

Bài tập 1 trang 19 Chuyên đề Hóa học 12: Cho các phát biểu sau về vai trò của tái chế kim loại:

a) Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b) Giúp tiết kiệm năng lượng.

c) Giúp giảm lượng rác thải chôn lấp.

d) Giúp hạn chế tiêu cực đến môi trường.

e) Giúp giải quyết việc làm cho người lao động.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cả 5 phát biểu đều đúng.

Bài tập 2 trang 19 Chuyên đề Hóa học 12: Nhôm có thể được tái chế từ các phế liệu nhôm như vỏ lon nhôm, chậu nhôm, … Việc tái chế nhôm có lợi ích gì so với việc điều chế nhôm từ quặng?

Lời giải:

Việc tái chế nhôm mang lại nhiều lợi ích so với việc điều chế nhôm từ quặng:

- Tiết kiệm năng lượng hơn: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản xuất nhôm từ quặng cần năng lượng điện là 45 kWh/kg nhôm trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu nhôm chỉ cần 2,8 kWh/kg nhôm.

- Bảo vệ môi trường hơn: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên quy mô toàn cầu, công nghiệp sản xuất nhôm phát thải khoảng 3% tổng lượng khí nhà kính (chiếm khoảng 15% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực công nghiệp). Tính trung bình, quá trình sản xuất nhôm từ quặng phát thải 12 kg CO2/ kg, trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu chỉ phát thải 0,6 kg CO2/ kg.

- Tiết kiệm tài nguyên: Tái chế kim loại giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi ích lâu dài cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Ngoài ra việc tái chế nhôm từ phế liệu còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất kim loại, tạo việc làm cho người lao động, giảm thiểu diện tích bãi chứa phế liệu kim loại và hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm …

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá