Giải SGK Giáo dục công dân 9 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

497

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Mở đầu

Mở đầu trang 48 Bài 9 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào.

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm

 

Trả lời:

- Tranh số 1:

+ Hành vi vi phạm: Điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chở quá số người khi tham gia giao thông.

+ Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, các bạn học sinh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

- Tranh số 2:

+ Hành vi vi phạm: xả chất thải trái phép ra môi trường.

+ Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chủ thể có hành vi xả chất thải trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 50 GDCD 9: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu

Dựa vào thông tin về các loại vi phạm em hãy phân tích hành vi vi phạm

Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng.

Trả lời:

♦ Trường hợp 1.

- Phân tích hành vi vi phạm: sử dụng trái phép chất ma túy

+ Lỗi cố ý.

+ Các chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm pháp lí.

+ Thực hiện hành vi mà pháp luật nghiêm cấm (sử dụng trái phép chất ma túy)

- Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính

♦ Trường hợp 2.

- Phân tích hành vi vi phạm: điều khiển xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định

+ Lỗi cố ý.

+ Các chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm pháp lí.

+ Thực hiện hành vi mà pháp luật nghiêm cấm

+ Gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%

- Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính

♦ Trường hợp 3.

- Phân tích hành vi vi phạm: sử dụng xe của cơ quan để giải quyết việc riêng

+ Lỗi cố ý.

+ Các chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm pháp lí.

+ Xâm hại các quan hệ công vụ Nhà nước

- Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật

2. Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 51 GDCD 9: Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu

Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí

Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì.

Trả lời:

- Trường hợp 1. Bạn D và anh T phải chịu trách nhiệm hành chính

- Trường hợp 2. Anh G phải chịu trách nhiệm hành chính

- Trường hợp 3. Ông V phải chịu trách nhiệm kỉ luật

Khám phá trang 51 GDCD 9: Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu

Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí

Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.

Trả lời:

- Mục đích: việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là để bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội từ đó đảm bảo một môi trường mà các quan hệ trong xã hội tuân thủ và tôn trọng pháp luật

- Ý nghĩa:

+ Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Giúp giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

+ Giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 52 GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a) Trách nhiệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.

b) Mọi hành vi trái với quy định của pháp luật đều vi phạm pháp luật.

c) Trẻ em dù có phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

d) Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật.

e) Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lí cùng lúc.

Trả lời:

- Quan điểm a) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Quan điểm b) Không đồng tình, vì:

+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

- Quan điểm c) Không đồng tình, vì:

+ Theo Luật Trẻ em (2016), trẻ em là người dưới 16 tuổi.

+ Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 nêu rõ: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Quan điểm d) Không đồng tình, vì: tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà các chủ thể (ở độ tuổi khác nhau, thậm chí dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lí khác nhau.

- Quan điểm e) Đồng tình, vì: một người phạm tội vừa có thể bị phạt hành chính, vừa có thể phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng).

Luyện tập 2 trang 52 GDCD 9: Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải chịu là gì.

a) Ông B tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng.

b) Anh K (25 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động của người đi đường.

c) Chị H vay của bà V số tiền 200 triệu đồng, nhưng sau đó, vì không có khả năng chi trả nên chị ấy đã bỏ trốn.

d) Anh N sau khi uống rượu bia, đã điều khiển xe máy trên đường, đâm vào xe của chị T, gây hư hỏng nặng.

Trả lời:

- Trường hợp a)

+ Hành vi vi phạm: tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng.

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

- Trường hợp b)

+ Hành vi vi phạm: cướp giật điện thoại di động của người đi đường.

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp c)

+ Hành vi vi phạm: cưỡng đoạt tài sản của người khác (tài sản trị giá 200 triệu)

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự

- Trường hợp d)

+ Hành vi vi phạm: tham gia giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn, gây tai nạn giao thông (không thiệt hại về người)

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

Luyện tập 3 trang 53 GDCD 9: Em hãy xác định dấu hiệu vi phạm, loại vi phạm và trách nhiệm pháp lí tương ứng với các trường hợp dưới đây:

Trường hợp

Dấu hiệu vi phạm

Loai hình vi phạm

Trách nhiệm pháp lí

1. Đội quản lí thị trường số 4 của tỉnh H đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn và phát hiện hộ kinh doanh của anh K35 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đang tàng trữ, buôn bán nhiều mặt hàng giả.

 

 

 

2. Sau khi được chị B cho mượn xe, anh H 20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đã đem chiếc xe ấy đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng.

 

 

 

3. Anh M 30 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, kí hợp đồng thỏa thuận việc bán cho chị V toàn bộ sản lượng tôm nuôi của mùa vụ chính. Tuy nhiên, do giá thị trường tăng cao, anh M đã thay đổi quyết định và không bán cho chị V.

 

 

 

4. Chị K 29 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thắn, là viên chức của một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chị K đã có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm ông T.

 

 

 

Trả lời:

- Trường hợp 1.

+ Dấu hiệu vi phạm: tàng trữ, buôn bán hàng giả

+ Loại hình vi phạm: vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự (tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng)

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự (tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng)

- Trường hợp 2.

+ Dấu hiệu vi phạm: cưỡng đoạt tài sản của người khác (tài sản trị giá 5 triệu đồng)

+ Loại hình vi phạm: vi phạm dân sự

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp 3.

+ Dấu hiệu vi phạm: vi phạm hợp đồng

+ Loại hình vi phạm: vi phạm dân sự

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp 4.

+ Dấu hiệu vi phạm: vi phạm nội quy cơ quan

+ Loại hình vi phạm: vi phạm kỉ luật

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật

Vận dụng

Vận dụng trang 53 GDCD 9: Em hãy lập kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật (có thể chọn pháp luật về hôn nhân, pháp luật về giao thông, pháp luật về hành chính, ... ) trong pham vi lớp học.

Trả lời:

(*) Gợi ý: Lập kế hoạch tuyên truyền.

+ Nêu rõ mục đích tuyên truyền; tuyên truyền cho những đối tượng nào.

+ Hình thức tuyên truyền: tranh ảnh; áp phích; bài viết; thuyết trình;...

+ Nội dung tuyên truyền: Về quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực cụ thể (HS chọn lĩnh vực tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền).

+ Xác định rõ thời gian, địa điểm

(*) Sản phẩm tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về “Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị”

Em hãy lập kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật có thể chọn pháp luật

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Đánh giá

0

0 đánh giá