Giải SGK Giáo dục công dân 9 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Sống có lí tưởng

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 1: Sống có lí tưởng chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng

Mở đầu

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 9: Em hãy đọc lời bài hát và cho biết những ca từ nào thể hiện mục đích sống cao đẹp. Vì sao?

SỐNG NHƯ NHỮNG ĐOÁ HOA

[ ... ] Và tôi sống như đoá hoa này, toả ngát hương thơm cho đời.

Sống với nỗi khát khao rằng được hiến dâng cho cuộc đời.

Hôm nay dẫu có gian nan thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn.

Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi.

Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành.

Mỗi loài hoa mỗi sắc hương.

Không là hoa của những buồn lo, tôi là hoa của những nụ cười.

Cuộc sống của tôi yêu biết bao [ ... ]

(Nhạc và lời: Tạ Quang Thắng)

 

Trả lời:

- Những ca từ thể hiện mục đích sống cao đẹp là: “toả ngát hương thơm cho đời”; “khát khao rằng được hiến dâng cho cuộc đời”; “Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi”; “tôi là hoa của những nụ cười”

- Vì: đó là những ca từ đẹp, thể hiện khát khao sống, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước.

1. Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin trên.

Trả lời:

- Thông tin 1. Trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy”, văn hào N.A.Ostrotsky đã nhấn mạnh rằng: cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.

- Thông tin 2. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân. Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Châm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình.

Trả lời:

Đặt tên cho bức tranh: “Những người hùng trong bão lửa”.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh và cho biết thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của sống có lí tưởng.

Trả lời:

- Điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh: cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn

- Khái niệm: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

- Ý nghĩa: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.

2. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 8 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/01/1955, Bác Hồ có căn dặn:

"[ ... ] Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?

Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, 2011, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 265)

Thông tin 2. Trích Điểu lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Điều 2. Đoàn viên có nhiệm vụ:

1. Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

Những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

- Khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.

- Nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như: tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.

- Cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Khám phá trang 8 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/01/1955, Bác Hồ có căn dặn:

"[ ... ] Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?

Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, 2011, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 265)

Thông tin 2. Trích Điểu lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Điều 2. Đoàn viên có nhiệm vụ:

1. Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

Dựa vào nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em hãy xác định những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Trả lời:

Những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống:

- Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 9 GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.

b) Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

c) Sống có lí tưởng là cảm thấy hạnh phúc khi làm điều có ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

d) Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình, vì: Không phải người sống có mục đích nào cũng đều là những người sống có lí tưởng vì chỉ có mục đích sống cao đẹp mới được gọi là lí tưởng.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: Lí tưởng sống được hình thành từ yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực. Ở mỗi thời đại khác nhau, yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực khác nhau nên con người có lí tưởng sống khác nhau.

- Ý kiến c) Đồng tình, vì: suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung, đem lại lợi ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại chính là sống có lí tưởng.

- Ý kiến d) Không đồng tình, vì: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

Luyện tập 2 trang 9 GDCD 9: Em hãy đọc câu nói sau và xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.

(Lev Nikolayevich Tolstoy)

Trả lời:

(*) Bài thuyết trình tham khảo:

Trên biển cả, những con thuyền lênh đênh luôn cần một ngọn hải đăng để chỉ đường, để tìm đường về bến an toàn và hòa bình. Mỗi người trong chúng ta cũng cần một ngọn hải đăng riêng, đó chính là lí tưởng sống. Lí tưởng này sẽ là nguồn động viên mạnh mẽ, giúp chúng ta bay cao với những ước mơ và hướng dẫn chúng ta đến hạnh phúc trong cuộc sống. Đúng như Lev Nikolayevich Tolsoy - một nhà văn tài ba người Nga đã từng nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng, không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống."

Lí tưởng sống chính là mục tiêu cao cả mà mỗi người trong chúng ta khao khát và mong muốn đạt được. Nó giống như ngọn đèn trong đêm tối, giúp chúng ta thấy rõ con đường và những điều quan trọng xung quanh. Nhưng lí tưởng không chỉ giới hạn ở việc chỉ định hướng đi, nó còn đồng thời là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy chúng ta vượt qua khó khăn và gắn bó với mục tiêu cuộc đời.

Ví dụ, Bác Hồ, tượng đài của lí tưởng sống, đã sống với mục tiêu giải phóng dân tộc và độc lập quốc gia. Thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn không bao giờ từ bỏ lí tưởng của mình. Đó là lí tưởng mang tính toàn cầu, nhưng lí tưởng không nhất thiết phải vô cùng lớn lao. Quan trọng hơn là ta phải sống với lí tưởng và theo đuổi nó một cách thành thật. Cuộc sống có ý nghĩa khi ta sống vì mọi người, và trong đó, mọi người cũng sẽ sống vì ta.

Ví dụ khác như thầy Nguyễn Ngọc Kí, người đã trải qua nhiều khó khăn nhưng không bao giờ từ bỏ. Thầy là tấm gương sống của sự tận hiến và cống hiến cho đời, dù có thể điểm danh với những khuyết điểm về sức khỏe. Điều quan trọng không phải là bạn đã đạt được mục tiêu lớn hay không, mà là bạn đã sống với lí tưởng và cống hiến mình cho điều bạn tin tưởng.

Trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận ra giá trị của lí tưởng sống. Một số người sống vô tư, không chú trọng đến việc đặt mục tiêu và lí tưởng trong cuộc sống. Họ có thể lạc hướng và dễ bị cuốn vào những thứ trái với giá trị đạo đức và xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng lí tưởng sống không nhất thiết phải lớn lao và phức tạp. Một lí tưởng có thể đơn giản như việc trở thành một người cha hay người mẹ tốt, hay thậm chí là làm việc chăm chỉ để cống hiến cho gia đình. Quan trọng là ta phải có lí tưởng và theo đuổi nó một cách đầy kiên nhẫn và tận tâm. Lí tưởng sẽ là nguồn động viên giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững mục tiêu và đạt được thành công trong cuộc sống.

Cuối cùng, để trang bị cho cuộc hành trình của chúng ta, ta cần học hỏi và phát triển kiến thức và kỹ năng. Lý tưởng không đến từ hành động mù quáng, mà từ hiểu biết và sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Hãy tận dụng kiến thức, học hỏi từ mọi nguồn, và luôn đặt mục tiêu cao cho bản thân để có thể cống hiến cho xã hội và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để phân tích suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để phân tích suy nghĩ việc làm

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để phân tích suy nghĩ việc làm

Trả lời:

- Nhận xét việc làm của các nhân vật:

+ Tranh số 1: Anh sinh viên quyết tâm học tập thật tốt, noi gương các anh trị đi trước để luôn có thể tự hào là du học sinh Việt Nam.

+ Tranh số 2: Bạn học sinh thể hiện quyết tâm học tập, rèn luyện sức khỏe để trở thành quân nhân, góp phần bảo vệ tổ quốc.

+ Tranh số 3: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện, dọn rác, bảo vệ môi trường.

+ Tranh số 4: Bạn học sinh sớm có tinh thần khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, đất nước.

- Ý nghĩa của các việc làm đó:

+ Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới.

+ Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng

+ Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Luyện tập 4 trang 10 GDCD 9: Dựa vào những nhiệm vụ của bản thân trong học tập và trong cuộc sống đã xác định ở hoạt động khám phá, em hãy lập kế hoạch để thực hiện những nhiệm vụ đó.

Gợi ý:

- Cấu trúc của kế hoạch gồm các mục:

+ Mục đích, yêu cầu;

+ Nội dung thực hiện;

+ Phương pháp thực hiện;

+ Thời gian thực hiện;

+ Tiêu chí đánh giá kết quả;

- Phương pháp thực hiện cần mang tính cụ thể, khả thi.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Gợi ý kế hoạch hành động:

+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.

+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.

+ Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 10 GDCD 9: Em hãy sưu tầm một câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống có lí tưởng. Từ câu chuyện đó, viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

(*) Tham khảo: tấm gương anh Sùng A Cải

- Anh Sùng A Cải, một người con dân tộc Mông sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Năm 2017, sau khi tốt nghiệp đại học, Sùng A Cải đã sáng lập ra Dự án "Ước mơ triệu cây xanh” với mục đích trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo mạch nước ngầm, bảo vệ đất và tạo sinh kế cho các hộ dân phát triển bền vững. Sau 6 năm hoạt động, dự án đã trồng được hơn 65.000 cây. Tổng số cây do người dân được vận động trồng lên tới hơn 700.000 cây tại tỉnh Yên Bái.

- Cùng với Dự án Ước mơ triệu cây xanh, Sùng A Cải đã sáng lập và quản lý 3 dự án: "Tri thức bản em” thành lập từ năm 2016 với mục đích quyên góp sách, truyện và văn phòng phẩm cho các thư viện trường học; "Nông trại quê em” nhằm phát triển hoa màu vụ đông, cung cấp nguồn hoa màu đa dạng cho dịp tết; "Ươm mầm” thành lập năm 2022 nhằm cung cấp học bổng, quà cho các em học sinh nghèo vượt khó đỗ các trường nội trú và học chuyên nghiệp; tổ chức các hoạt động hướng nghiệp… Riêng năm 2022, nhóm của Sùng A Cải đã kêu gọi, tổ chức được rất nhiều hoạt động thiện nguyện với giá trị gần 500 triệu đồng.

- Với những đóng góp của mình, Sùng A Cải đã được vinh danh tại Lễ tôn vinh Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng 2022 do Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam tổ chức.

(*) Đoạn văn về sống có lý tưởng

Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc chúng ta học tập hôm nay sẽ quyết định đến những giá trị mà ta sẽ cống hiến mai sau. Chính vì thế, là thanh niên, chúng ta cần sống có lí tưởng.

Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó.

Con người sống trong cuộc đời này ai cũng có ước mơ, có mục đích sống. Và chỉ khi đó ta mới sống hết mình, sống có kế hoạch, sống đúng nghĩa của sống. lí tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn. Lí tưởng sống là động lực thôi thúc mỗi người mạnh mẽ, can đảm đối mặt mọi chông gai thử thách, đứng lên bước tiếp, chinh phục thành công. Lí tưởng sống của thanh niên như chiếc kim chỉ nam trong cuộc đời mỗi con người; định vị cho mọi hành động; là nhân tố không thể thiếu quyết định đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi con người. Thiếu đi lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình và rất dễ bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, thử thách.

Chúng ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng, thờ ơ với tương lai, với cuộc sống của mình hoặc quá dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ,… Những người này thật đáng bị chỉ trích và cần thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó.

Bên cạnh đó chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. Hãy cố gắng vì lí tưởng của mình ngay từ hôm nay để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.

Vận dụng 2 trang 10 GDCD 9: Em hãy thực hiện kế hoạch về lí tưởng sống của bản thân và chia sẻ với các bạn về kết quả đạt được. Từ đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế và điều chỉnh để tiếp tục thực hiện.

Trả lời:

(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân sau đó báo cáo trước lớp

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Sống có lí tưởng

Bài 2: Khoan dung

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Bài 4: Khách quan và công bằng

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Đánh giá

0

0 đánh giá