Giải SGK Giáo dục công dân 9 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tiêu dùng thông minh

76

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Mở đầu

Mở đầu trang 38 Bài 8 GDCD 9: Em hãy chia sẻ thói quen tiêu dùng của bản thân hoặc người thân trong gia đình và nêu kết quả của mỗi thói quen đó.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

STT

Thói quen tiêu dùng

Kết quả/ hậu quả

1

- Thường xuyên mua và sử dụng đồ nhựa dùng một lần (cốc nhựa/ ống hút nhựa, túi nilong…)

- Gây hại cho sức khỏe.

- Tạo ra lượng lớn rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

2

- Mua hàng trực tuyến mà không tìm hiểu kĩ về sản phẩm

- Đôi khi mua trúng hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém.

3

- Mua sắm theo cảm xúc, không theo kế hoạch

- Lãng phí tiền bạc.

- Thường rơi vào tình trạng “thiếu trước, hụt sau”, “chưa hết tháng đã hết tiền”.

……….

……….

1. Tiêu dùng thông minh và lợi ích của tiêu dùng thông minh

Khám phá trang 39 GDCD 9: Trong các hình ảnh trên, bạn nào có thói quen tiêu dùng tốt, bạn nào có thói quen tiêu dùng chưa tốt? Vì sao?

Trong các hình ảnh trên, bạn nào có thói quen tiêu dùng tốt

Trả lời:

- Tranh số 1: Bạn học sinh nam có thói quen tiêu dùng tốt vì đã biết lên kế hoạch chi tiêu, đặt mục tiêu tiết kiệm.

- Tranh số 2: Bạn học sinh nữ có thói quen tiêu dùng tốt vì bạn chọn mua sản phẩm chất lượng tốt, từ những thương hiệu có uy tín được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng.

- Tranh số 3: Bạn học sinh có thói quen tiêu dùng chưa hợp lí, vì: dù ở nhà vẫn còn rất nhiều bút, nhưng bạn vẫn mua thêm – hành vi này cho thấy bạn học sinh nam chưa biết tiết kiệm.

- Tranh số 4: Bạn học sinh nữ có thói quen tiêu dùng chưa hợp lí, vì: bạn chọn mua sản phẩm trà sữa có giá rẻ, đặt mua qua hình thức online – với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung, sản phẩm này có thể có chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Khám phá trang 39 GDCD 9: Theo em, thế nào là tiêu dùng thông minh?

Trả lời:

Tiêu dùng thông minh là việc biết chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của bản thân.

Khám phá trang 39 GDCD 9: Từ những hình ảnh trên, em hãy cho biết biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Những hành vi tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì?

Từ những hình ảnh trên, em hãy cho biết biểu hiện của người tiêu dùng thông minh

Trả lời:

- Biểu hiện của người tiêu dùng thông minh:

+ Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình.

+ Tìm hiểu kĩ các thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm.

+ Sử dụng những sản phẩm an toàn, hiệu quả không gây hại cho sức khỏe bản thân và thân thiện với môi trường.

+ Xác định hình thức mua sắm và thanh toán phù hợp.

- Biểu hiện của người tiêu dùng kém thông minh:

+ Mua sắm ngẫu hứng, không có kế hoạch chi tiêu.

+ Mua sắm vượt quá nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của bản thân.

+ Không tìm hiểu kĩ các thông tin về sản phẩm.

+ Sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Lợi ích của tiêu dùng thông minh: giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, phù hợp với mục đích tiêu dùng của cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.

2. Cách tiêu dùng thông minh

Khám phá trang 40 GDCD 9: Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán. Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng

Trả lời:

- Những điểm cần lưu ý

+ Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí: Chỉ mua những vật dụng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, phù hợp với khả năng thanh toán và nhu cầu của bản thân như: thức ăn, nước uống, đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cần thiết, đi lại,...

+ Tìm hiểu các thông tin sản phẩm: Khi cần mua sản phẩm nên tìm hiểu các thông tin về chất lượng, giá cả, công dụng, mẫu mã,... bằng cách tham khảo nhiều nguồn thông tin về sản phẩm được in trên bao bì, qua các kênh quảng cáo, trang thông tin điện tử của nhà sản xuất, quét mã vạch truy xuất nguồn gốc,... để chọn lọc thông tin về sản phẩm chính xác.

+ Sử dụng sản phẩm an toàn: Chỉ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và sử dụng đúng cách, tìm hiểu quyền lợi của người tiêu dùng để bảo vệ mình trong những trường hợp cần thiết.

+ Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp: Khi mua hàng, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. Trước khi thanh toán, cần kiểm tra kĩ sản phẩm, giá cả, số tiền phải thanh toán. Khi mua hàng trực tuyến, cần kiểm tra kĩ hàng hoá khi nhận, chỉ thanh toán trước đối với các thương hiệu uy tín, bảo mật thông tin, tài khoản và lưu lại hoá đơn, chứng từ giao dịch để xử lí khi cần thiết,....

- Lợi ích cho người tiêu dùng: giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, phù hợp với mục đích tiêu dùng của cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi

Khám phá trang 40 GDCD 9: Dựa vào hướng dẫn trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các cách tiêu dùng thông minh của bản thân. Nêu ví dụ minh hoạ.

Dựa vào hướng dẫn trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các cách tiêu dùng thông minh của bản thân

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Bản thân em có nhiều thói quen tiêu dùng chưa tốt, ví dụ như:

+ Thường xuyên mua và sử dụng đồ nhựa dùng một lần (cốc nhựa/ ống hút nhựa, túi nilong…)

+ Mua sắm theo cảm xúc, không theo kế hoạch

+ Mua hàng trực tuyến mà không tìm hiểu kĩ về sản phẩm

- Những thói quen tiêu dùng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình tài chính của bản thân em, mà còn ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Do đó, em cần có sự điều chỉnh, thay đổi những thói quen tiêu dùng này.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 41 GDCD 9: Trong các trường hợp dưới đây, ai là người tiêu dùng thông minh, ai là người tiêu dùng kém thông minh? Vì sao?

a) Khi mua hàng, chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

b) Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

c) Khi mua rau, củ, quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.

d) Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.

Trả lời:

- Trường hợp a) Chị A là người tiêu dùng thông minh, vì: việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm sẽ giúp chị A tìm mua được những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; chất lượng tốt, an toàn cho bản thân và thân thiện với môi trường.

- Trường hợp b) Anh C là người tiêu dùng kém thông minh, vì: không phải sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam cũng có chất lượng tốt; mặt khác, những sản phẩm nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm trong nước và cũng có nguy cơ cao bị làm giả (nhất là những sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng).

- Trường hợp c) Bạn Q là người tiêu dùng thông minh, vì: việc tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy, sẽ giúp bạn Q lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

- Trường hợp d) Bạn B là người tiêu dùng thông minh, vì: khi mua hàng trực tuyến, việc tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua, sẽ giúp B có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về chất lượng của sản phẩm.

Luyện tập 2 trang 41 GDCD 9: Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây.

a) Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái 10 tuổi đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.

b) Bạn D rất thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.

c) Một người bạn thân trong lớp gửi thông tin về loại áo chống nắng rất hợp với tuổi học sinh, được giảm giá 20% nếu mua từ 2 áo trở lên và rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.

Trả lời:

- Trường hợp a)

+ Mẹ H là nhười tiêu dùng thông minh, mẹ đã nhắc nhở H cần ghi lại danh sách những mặt hàng cần mua. Việc liệt kê lại sẽ giúp H mua đúng những mặt hàng cần thiết; tránh lãng phí, mua những sản phẩm không cần thiết.

+ H có hành vi tiêu dùng chưa tốt, khi bạn mua sắm ngẫu hứng, theo cảm xúc; chưa biết cách lập kế hoạch chi tiêu.

- Trường hợp b) Bạn D có hành vi tiêu dùng chưa hợp lí. Việc D mua sản phẩm có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với mặt bằng chung; lại không rõ nguồn gốc, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân D và gia đình.

- Trường hợp c) Bạn C là người tiêu dùng thông minh, vì bạn đã biết lựa chọn mua sắm những sản phẩm phù hợp; không mua những sản phẩm mà bản thân không có nhu cầu sử dụng.

Luyện tập 3 trang 41 GDCD 9: Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây.

a) Chị A thường tìm mua những đồ gia dụng có nhiều chức năng và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các chức năng đó.

b) Đang chuẩn bị xây nhà, anh B chủ động tham khảo chất lượng và giá cả sản phẩm từ nhiều nguồn cung ứng vật liệu khác nhau để ra quyết định mua.

c) Bạn H thường tìm những kênh bán hàng trực tuyến có uy tín để mua sắm.

Trả lời:

- Trường hợp a) Việc tìm mua những đồ gia dụng có nhiều chức năng và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các chức năng đó sẽ giúp cho chị A tận dụng tối đa công dụng của sản phẩm, tránh lãng phí.

- Trường hợp b) Việc chủ động tham khảo chất lượng và giá cả sản phẩm từ nhiều nguồn cung ứng vật liệu khác nhau sẽ giúp anh B lựa chọn được: nhà cung ứng vật liệu uy tín; sản phẩm chất lượng mà giá thành phù hợp.

- Trường hợp c) Việc tìm những kênh bán hàng trực tuyến có uy tín để mua sắm sẽ giúp bạn H mua được những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp; tiết kiệm thời gian.

Luyện tập 4 trang 41 GDCD 9: Tư vấn cho nhân vật trong các trường hợp dưới đây thực hiện cách tiêu dùng thông minh:

a) Lên lớp 9, K được mua xe đạp mới để đi học. Em hãy gợi ý cho bạn K cách tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp.

b) Y được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Em hãy tư vấn giúp Y lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn.

Trả lời:

- Trường hợp a) Tư vấn cho bạn K:

+ Xác định nhu cầu của bản thân. Bạn K cần xác định rõ mục đích sử dụng xe đạp của mình. Liệu bạn muốn sử dụng nó để đi học hàng ngày? hay ngoài việc di chuyển thường nhật, bạn K còn muốn tham gia vào các hoạt động thể dục/ giải trí hoặc các cuộc đua…?

+ Xác định ngân sách của bản thân và gia đình.

+ Tìm hiểu một số thương hiệu, nhà cung ứng xe đạp có uy tín; tìm hiểu tính năng của các loại xe đạp (xe đạp thường/ xe đạp thể thao,…).

+ Tham khảo ý kiến từ các người tiêu dùng khác.

+ Lựa chọn hình thức mua sắm và phương thức thanh toán phù hợp.

- Trường hợp b) Tư vấn cho bạn Y

+ Trước khi mua sắm, bạn Y cần kiểm tra lại xem ở nhà đã có/ còn những loại thực phẩm nào có thể sử dụng được.

+ Lập danh sách những mặt hàng thực phẩm cần mua. Ví dụ: mua loại thực phẩm nào? Số lượng của từng loại là bao nhiêu,…

+ Tham khảo giá cả của các loại thực phẩm để dự trù ngân sách các loại thực phẩm (hoặc điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu,…)

+ Lựa chọn nhà cung ứng thực phẩm uy tín.

Vận dụng

Vận dụng trang 41 GDCD 9: Hãy liệt kê một số việc em đã vận dụng cách tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hằng ngày, nêu kết quả và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Cách tiêu dùng thông minh: Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình…

- Lợi ích:

+ Mua được những sản phẩm thiết yếu, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.

+ Tránh mua những sản phẩm không cần thiết.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Đánh giá

0

0 đánh giá