TOP 20 bài Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân 2024 SIÊU HAY

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân

Đề bài: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm - Cách thể hiện tình cảm với người thân.

TOP 20 bài Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Gia đình là điểm tựa vững vàng nhất của mỗi người. Khi đứng trước khó khăn, sóng gió hay được hưởng thụ những thành công, danh vọng thì lòng người đều hướng tới gia đình. Mái ấm gia đình mãi mãi là một trong những khát vọng của biết bao nhiêu người muốn hướng tới trong cuộc sống. Xã hội có vững mạnh, hạnh phúc hay không đều là nhờ vào sự bền vững của mỗi gia đình. Vì vậy, cách thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình là rất quan trọng.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Tiền tài, sự nghiệp có thể nỗ lực cố gắng thì mua được nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Chỉ có cha mẹ mới không quản ngại nắng mưa, gian sinh thành nuôi lớn chúng ta, hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu tuổi xuân, sức khỏe của họ để đổi lấy niềm vui cho ta. Sự hy sinh của cha mẹ là vô bờ bến, mái ấm gia đình mà cha mẹ dành cho chúng ta là món quà không thể định giá.

Có một mái ấm gia đình bình yên, ấm áp, hạnh phúc được ăn những bữa cơm do chính bàn tay hiền hậu của mẹ nấu mỗi ngày, được mẹ nâng niu chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, chính niềm hạnh phúc của mỗi người con. Những bữa cơm gia đình là những giờ phút vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc hạnh phúc mà không giá trị vật chất nào có thể mua được.

Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc không chỉ có sự cố gắng của những người lớn mà còn có sự đóng góp của những người con, những thiên thần bé nhỏ. Mỗi thành viên phải tự biết rèn luyện mình sống đúng vai trò, bổn phận, cùng nhau cố gắng để xây dựng một mái ấm gia đình mà trong đó bố mẹ làm gương cho con cái, còn con cái thì phải vâng lời, lễ phép với cha mẹ như thế mới tạo nên một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc có văn hóa.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách thể hiện tình cảm với người thân. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 2

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Gia đình là điểm tựa vững vàng nhất của mỗi người. Khi đứng trước khó khăn, sóng gió hay được hưởng thụ những thành công, danh vọng thì lòng người đều hướng tới gia đình. Mái ấm gia đình mãi mãi là một trong những khát vọng của biết bao nhiêu người muốn hướng tới trong cuộc sống. Xã hội có vững mạnh, hạnh phúc hay không đều là nhờ vào sự bền vững của mỗi gia đình. Vì vậy, cách thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình là rất quan trọng.

Một trong những cách đơn giản để thể hiện tình thương là lắng nghe. Nhiều người vì bận rộn, nhiều người vì vô tâm, nhiều người vì ưu tiên những việc khác, nên ít có thời gian, ít có khoảng lặng để ngồi cùng và lắng nghe những người thân yêu. Không cần là tâm sự hay bí mật, chỉ cần ngồi đó và lắng nghe những câu chuyện, những cảm xúc, là đủ.

Cha mẹ thích được nói về những vấn đề đâu đâu, và nếu được con lắng nghe, hẳn ông bà hạnh phúc lắm. Các con cũng vậy, chỉ có ba mẹ để trút hết những cảm xúc trong lòng.

Ngoài ra, sự ấm áp đến từ cái ôm thầm lặng rất có sức mạnh đấy, nó sẽ giúp người được ôm cảm nhận được tình yêu thương từ trái tim bạn. Đâu chỉ tình nhân mới hay ôm hôn, cha mẹ, vợ chồng, đặc biệt những đứa con luôn thích được ôm hôn, vì cảm giác che chở.

Một cách thể hiện tình yêu vô cùng thực tế, đó là đi qua đường dạ dày. Bất kỳ ai cũng sẽ vô cùng cảm động nếu được nấu cho một món ngon hoặc món khoái khẩu của họ. Lúc này, tình yêu không thể hiện qua lời nói, mà bằng hương vị của món ăn, và chắc chắn rằng, ai cũng sẽ nhận ra được tình cảm mà chúng ta dành cho họ.

Cuối cùng, ai cũng có lúc phạm sai lầm, gặp khó khăn và vấp ngã. Thay vì chỉ trích hay dạy đời, mỗi thành viên trong gia đình hãy có mặt bên cạnh và hỗ trợ chính là sự bày tỏ tình yêu thương lớn lao nhất.

Tóm lại, gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Xin mượn câu nói nổi tiếng của Gớt để kết bài: “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình yên trong gia đình là người hạnh phúc nhất”.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách thể hiện tình cảm với người thân. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

TOP 20 bài Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Gia đình - hai từ thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời con người. Mỗi chúng ta đều có một gia đình nhỏ để làm điểm tựa cũng như một gia đình lớn để yêu thương. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu thương dành cho những người thân yêu trong gia đình của mình?

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác và tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển bởi gia đình là cái nôi đầu tiên và quan trọng nhất để giáo dục một đứa trẻ thành người và giúp ích cho xã hội. Chúng ta trước khi làm cha, mẹ thì đều là những người con, chính vì thế chúng ta cần phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa. Gia đình chỉ có một, cha mẹ cũng thế, thời gian qua đi không lấy lại được, chúng ta cần biết yêu thương gia đình và chăm bón cho tình cảm gia đình ngày càng nồng thắm hơn.

Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Có rất nhiều cách để mỗi chúng ta thể hiện cảm xúc, tình cảm dành cho những người thân yêu. Các thành viên trong gia đình cần dành thời gian cho nhau. Cho dù bận rộn đến đâu, đừng quên dành thời gian cho những người yêu thương xung quanh. Cha mẹ ở xa cần một cuộc gọi, cần những lời hỏi thăm. Anh chị em cũng thế. Con cần bạn để trò chuyện, vui đùa cùng. Một buổi hẹn hò café, một bữa đi ăn cùng nhau, một chuyến dã ngoại cuối tuần… là những gợi ý để thể hiện tình cảm của mình.

Một trong những cách đơn giản để thể hiện tình thương là lắng nghe. Nhiều người vì bận rộn, nhiều người vì vô tâm, nhiều người vì ưu tiên những việc khác, nên ít có thời gian, ít có khoảng lặng để ngồi cùng và lắng nghe những người thân yêu. Không cần là tâm sự hay bí mật, chỉ cần ngồi đó và lắng nghe những câu chuyện, những cảm xúc, là đủ.

Cha mẹ thích được nói về những vấn đề đâu đâu, và nếu được con lắng nghe, hẳn ông bà hạnh phúc lắm. Các con cũng vậy, chỉ có ba mẹ để trút hết những cảm xúc trong lòng.

Ngoài ra, sự ấm áp đến từ cái ôm thầm lặng rất có sức mạnh đấy, nó sẽ giúp người được ôm cảm nhận được tình yêu thương từ trái tim bạn. Đâu chỉ tình nhân mới hay ôm hôn, cha mẹ, vợ chồng, đặc biệt những đứa con luôn thích được ôm hôn, vì cảm giác che chở.

Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách thể hiện tình cảm với người thân. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 4

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ thuộc bài hát ngọt ngào và dễ thương của nhạc sĩ Ngọc Lễ:

“Ba là cây nến vàng.

Mẹ là cây nến xanh

Con là cây nến hồng

Ba ngọn nến lung linh

Thắp sáng một gia đình…”.

Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong một gia đình. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, đầu tiên và đáng gìn giữ trong cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ là những người luôn luôn yêu thương, vỗ về để nuôi chúng ta nên người. Khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội để học tập và làm việc, chính cha mẹ là người luôn dõi theo mọi hành động, mọi bước đi của ta, cha mẹ là người bên ta mỗi khi ta mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình dường như là thứ tình yêu thiên bẩm, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người.

Ông cha ta có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng không phải ai cũng cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó và làm tròn được “đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tuy mỗi người có những cách dạy dỗ con cái, thiên chức của mỗi người khác nhau nhưng đều hướng tới một ước mơ: “Con cái sẽ nên người, sẽ trưởng thành, biết sống tự lập, hội tụ đầy đủ cả sức mạnh thân thể lẫn trí tuệ tinh thần. Trong gia đình, cha gánh vác, cáng đáng những công việc nặng nhọc nhất, xông xáo với đời lo xây dựng cơ nghiệp. Đối với nhà, cha là trụ cột vững chắc của vợ con. Công lao của cha nhiều vô kể. Bởi vậy dân gian ta mới có câu so sánh cha như ngọn núi sừng sững hiên ngang. Và nếu chỉ có cha không thì liệu người con có thể hình thành, phát triển và tu dưỡng nhân phẩm một cách hoàn thiện. Vai trò của của mẹ cũng to lớn không kém. Mẹ là người đã phải mang nặng đẻ đau, ấp iu, bồng bế, bú mớm cho chúng ta, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chăm sóc từng li từng tí một. Đó chính là tình cảm sâu nặng, một ân tình lớn lao mà mẹ dành cho con, tưởng chừng không bao giờ hết như nước không bao giờ cạn. Là một người con đất Việt được tiếp thu truyền thống dân tộc, không ai là không biết đến tình mẫu tử thiêng liêng, tình phụ tử cao cả. Hình ảnh sóng biển lan tỏa ngoài biển khơi và cả hình ảnh từng đợt sóng cuộn trào dưới chân núi, đó chính là lời nhắn nhủ hãy ghi nhớ công lao của cha, tình nghĩa của mẹ dành cho mỗi chúng ta. Người cha tượng trưng cho tình cảm tha thiết, mặn mà. Hai yếu tố nhu và cương đó phải luôn in sâu, khắc kĩ vào trái tim, vào khối óc hay nói chung là luôn hiện hữu trong thân xác, tinh thần người con thì mới có thể tương trợ, hòa hợp dẫn đến sự thành đạt trong cuộc đời.

“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả nhiều bề. “Chín chữ cù lao” mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, mến yêu cha mẹ của con cái. Không chỉ vậy, làm con phải hiếu thảo với cha bằng chính những hành động cụ thể của mình, phải chăm lo báo hiếu với cha mẹ - đó mới là tấm lòng hiếu thảo của phận làm con.

Không chỉ là tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình còn là tình cảm của con cháu đối với ông bà, với những thế hệ đi trước. Ca dao có câu:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Tình cảm yêu kính, thương nhớ của con cháu đối với ông bà được thể hiện một cách thật giản dị và giàu hình ảnh. Nuộc lạt mái nhà làm sao có thể đo đếm cũng giống như tấm lòng nhớ thương yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà không thể đếm được. Ông bà là người đã sinh thành ra cha mẹ ta, là người đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn và trưởng thành, là người luôn dành cho con cháu những tình cảm yêu thương trìu mến nhất. Chính vì thế, là thế hệ đi sau, mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn và hiếu thuận với ông bà, tổ tiên.

Tình cảm gia đình còn là sự gắn bó yêu thương giữa những anh chị em trong nhà. Ông cha ta có lời răn:

“Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.

Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau nhất. Sự hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau giữa những người con trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn bó với nhau như chân liền với tay trên cùng một cơ thể, không thể tách rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Tóm lại, gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Xin mượn câu nói nổi tiếng của Gớt để kết bài: “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình yên trong gia đình là người hạnh phúc nhất”.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách thể hiện tình cảm với người thân. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 5

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ……………, học sinh lớp ………

Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi người. Khi chúng ta đối mặt với khó khăn, gian nan hay đón nhận những thành công và danh vọng, lòng người đều hướng về gia đình. Mái ấm gia đình luôn là khát vọng cao đẹp mà nhiều người khao khát đạt được trong cuộc sống. Xã hội có vững mạnh, hạnh phúc hay không đều phụ thuộc vào sự bền vững của mỗi gia đình. Vì thế, cách thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất, không gì có thể so sánh được. Tiền tài, sự nghiệp có thể nỗ lực cố gắng để đạt được, nhưng tình cảm gia đình thì thật sự vô giá. Chỉ có cha mẹ mới không quản ngại nắng mưa, gian khổ, sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, hy sinh biết bao nhiêu tuổi xuân, sức khỏe để đổi lấy niềm vui cho con cái. Sự hy sinh của cha mẹ là vô bờ bến, mái ấm gia đình mà cha mẹ dành cho chúng ta là món quà không thể định giá.

Có một mái ấm gia đình bình yên, ấm áp, hạnh phúc, được ăn những bữa cơm do chính bàn tay hiền hậu của mẹ nấu mỗi ngày, được mẹ chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, là niềm hạnh phúc của mỗi người con. Những bữa cơm gia đình là những giây phút vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc hạnh phúc không giá trị vật chất nào có thể mua được.

Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc, không chỉ cần sự cố gắng của những người lớn mà còn có sự đóng góp của những người con, những thiên thần bé nhỏ. Mỗi thành viên cần tự biết rèn luyện bản thân, sống đúng với vai trò và bổn phận của mình, cùng nhau cố gắng để xây dựng một mái ấm gia đình. Trong đó, bố mẹ làm gương cho con cái, còn con cái thì phải vâng lời, lễ phép với cha mẹ. Chỉ có như vậy mới tạo nên một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc và có văn hóa.

Trên đây là phần trình bày của tôi về cách thể hiện tình cảm với người thân. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 6

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ……………, học sinh lớp ………

Từ khi chúng ta chào đời cho đến khi trưởng thành và đạt được những thành công trong cuộc sống, tất cả đều nhờ vào công ơn trời biển của mẹ cha đã sinh thành và dưỡng dục. Công ơn ấy to lớn và sâu nặng biết bao! Gia đình - hai từ thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời mỗi con người. Chúng ta ai cũng có một gia đình nhỏ để làm điểm tựa, và một gia đình lớn để yêu thương. Vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi mình cần làm gì để thể hiện tình yêu thương dành cho những người thân yêu trong gia đình chưa?

Tình cảm gia đình là những tình cảm cao đẹp nhất của con người, giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác. Gia đình chính là cái nôi đầu tiên và quan trọng nhất để giáo dục một đứa trẻ thành người và hữu ích cho xã hội. Trước khi làm cha mẹ, chúng ta đều là con cái. Vì thế, chúng ta cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng khi các ngài tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; giữ gìn phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa. Gia đình chỉ có một, cha mẹ cũng chỉ có một, thời gian trôi qua không thể quay lại được, vì vậy chúng ta cần biết trân trọng và vun đắp tình cảm gia đình ngày càng nồng ấm hơn.

Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Một gia đình hạnh phúc đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo nên một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người và xã hội.

Có rất nhiều cách để chúng ta thể hiện cảm xúc và tình cảm dành cho những người thân yêu. Các thành viên trong gia đình cần dành thời gian cho nhau. Cho dù bận rộn đến đâu, đừng quên dành thời gian cho những người yêu thương quanh mình. Cha mẹ ở xa cần một cuộc gọi, những lời hỏi thăm. Anh chị em cũng vậy. Con cái cần bạn để trò chuyện, vui đùa cùng. Một buổi hẹn hò café, một bữa đi ăn chung, một chuyến dã ngoại cuối tuần… là những gợi ý để thể hiện tình cảm của bạn.

Một trong những cách đơn giản để thể hiện tình thương là lắng nghe. Nhiều người vì bận rộn, vì vô tâm, hoặc ưu tiên những việc khác, nên ít có thời gian ngồi lại và lắng nghe người thân yêu. Không cần phải là tâm sự hay bí mật, chỉ cần ngồi đó và lắng nghe những câu chuyện, những cảm xúc, là đủ.

Cha mẹ thích nói về những vấn đề đâu đâu, nếu được con lắng nghe, chắc chắn ông bà sẽ rất hạnh phúc. Các con cũng vậy, chỉ có ba mẹ để trút hết những cảm xúc trong lòng.

Ngoài ra, sự ấm áp đến từ cái ôm thầm lặng có sức mạnh rất lớn, nó giúp người được ôm cảm nhận được tình yêu thương từ trái tim bạn.

Không chỉ có tình nhân mới ôm hôn, mà cha mẹ, vợ chồng, và đặc biệt là những đứa con luôn thích được ôm hôn vì cảm giác che chở. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của mình.

Trên đây là phần trình bày của tôi về cách thể hiện tình cảm với người thân. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về Cách thể hiện tình cảm với người thân - Mẫu 7

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ……………, học sinh lớp ………

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều thuộc lòng bài hát ngọt ngào và dễ thương của nhạc sĩ Ngọc Lễ:

"Ba là cây nến vàng,

Mẹ là cây nến xanh,

Con là cây nến hồng,

Ba ngọn nến lung linh,

Thắp sáng một gia đình...".

Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Đó là tình cảm tự nhiên, đầu tiên và quý giá nhất trong cuộc đời của mỗi người. Khi chúng ta sinh ra, tiếng khóc chào đời được đáp lại bằng những cái ôm ấm áp và sự vỗ về của cha mẹ. Họ là những người luôn bên cạnh, yêu thương và che chở cho chúng ta, giúp chúng ta trưởng thành. Khi lớn lên và bước ra xã hội, chính cha mẹ là những người dõi theo từng bước đi của chúng ta, là nơi ta tìm về mỗi khi mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình giống như một sợi dây thiêng liêng, gắn kết và bảo vệ mọi người.

Ông cha ta đã từng dạy:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Câu ca dao này tuy đơn giản nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về lòng hiếu thảo và sự biết ơn đối với cha mẹ. Không ai trong chúng ta không nhờ ơn cha mẹ mà có mặt trên đời này. Cha mẹ là những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta, họ là nền tảng của mọi thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Hình ảnh người cha được ví như núi Thái Sơn, mạnh mẽ và vững chắc, còn mẹ như dòng nước nguồn, dịu dàng và bất tận. Dù mỗi người có cách dạy dỗ con cái khác nhau, nhưng mục tiêu chung vẫn là mong muốn con cái trưởng thành, biết sống tự lập và có đạo đức. Trong gia đình, cha là trụ cột, gánh vác những công việc nặng nhọc, xây dựng cơ nghiệp. Công lao của cha không thể kể hết, như ngọn núi cao sừng sững hiên ngang. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, chăm sóc và yêu thương chúng ta từng chút một, từ bữa ăn đến giấc ngủ. Tình yêu của mẹ bao la như biển cả, không bao giờ cạn.

Là người con của đất Việt, chúng ta được thấm nhuần truyền thống dân tộc về tình mẫu tử thiêng liêng, tình phụ tử cao cả. Hình ảnh sóng biển ngoài khơi và những đợt sóng cuộn trào dưới chân núi nhắc nhở chúng ta về công lao của cha mẹ, tình yêu của họ dành cho chúng ta. Người cha tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyết đoán, còn mẹ là hiện thân của tình yêu thương dịu dàng. Hai yếu tố đó kết hợp lại, tạo nên nền tảng vững chắc cho mỗi gia đình.

"Nuôi con mới biết lòng cha mẹ", câu nói này thật đúng, bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con cái vất vả biết bao nhiêu. "Chín chữ cù lao" mà con phải nhớ chính là cách để thể hiện lòng biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Hiếu thảo không chỉ nằm ở lời nói mà còn phải thể hiện qua hành động cụ thể, chăm lo và báo hiếu cha mẹ khi họ còn sống.

Không chỉ có tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình còn là tình cảm của con cháu đối với ông bà, những thế hệ đi trước. Ca dao có câu:

"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu".

Tình cảm yêu kính, thương nhớ của con cháu đối với ông bà được thể hiện một cách giản dị mà đầy hình ảnh. Ông bà là người đã sinh thành ra cha mẹ ta, là người nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta khôn lớn và trưởng thành, luôn dành cho con cháu những tình cảm yêu thương nhất. Vì thế, mỗi chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn và hiếu thuận với ông bà, tổ tiên.

Tình cảm gia đình còn là sự gắn bó yêu thương giữa anh chị em trong nhà. Ông cha ta có lời răn:

"Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy".

Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau nhất. Sự hòa thuận, thương yêu và đùm bọc giữa anh chị em là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn bó với nhau như chân liền với tay, không thể tách rời. Đó chính là yếu tố giúp gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Tóm lại, gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng mà con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn mỗi người, giúp chúng ta sống tốt hơn và đẹp hơn. Xin mượn câu nói nổi tiếng của Gớt để kết thúc bài trình bày: "Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình yên trong gia đình là người hạnh phúc nhất".

Trên đây là phần trình bày của tôi về cách thể hiện tình cảm với người thân. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Đánh giá

0

0 đánh giá