Tài liệu tác giả tác phẩm Tiếng thu Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tiếng thu lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Tiếng thu - Ngữ văn 12
I. Tác giả Lưu Trọng Lư
- Tác giả: Lưu Trọng Lư
- Sinh ngày 19 tháng 6 năm 1911, mất ngày 10 tháng 8 năm 1991
- Quê quán: làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Ông được biết đến là một nhà văn, nhà thơ hay nhà soạn kịch Việt Nam.
- Lưu Trọng Lư lớn lên trong một gia đình người Quan thoại bản địa. Thuở nhỏ học trường tỉnh, sau đó học ở Hà Nội. Sau đó một thời gian, ông ấy bỏ học, tiếp tục sự nghiệp bằng việc đi dạy viết văn và làm báo kiếm sống qua ngày.
- Đến năm 1932, Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ, nhà văn đứng lên khởi xướng và cổ vũ tích cực cho phong trào Thơ mới thời đầu tại Việt Nam. Từ năm 1933 đến năm 1934, ông mở Ngân Sơn tùng thư tại Huế. Năm 1941 ông và thơ ông được Hoài Thanh, Hoài Chân giới thiệu trong tập Thi Nhân
- Sau cách mạng tháng Tám vang dội, ông tham gia văn hóa dân tộc ở Huế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông còn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ tuyên truyền tại Bình Trị Thiên, Liên khu IV.
- Sau năm 1954, ông công tác ở Bộ Sân khấu và là tổng thư ký của Hội Sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
- Lưu Trọng Lư được người đời ví von như một “chiến tướng”, ngay từ đầu ông đã có lúc xuất hiện với tư cách là một nhà thơ, là một nhà phê bình, tiểu luận và đặc biệt là người dẫn đầu của Thơ Mới. Lưu Trọng Lư đã tạo ra phong cách riêng mà hẳn của ông, một phong cách thơ vừa mềm mại, ngây thơ vừa mơ hồ, bóng bẩy, gợi cả rung động và cảm xúc sâu lắng, mới mẻ. phong cách trong lành như nguồn mới , một phong cách thơ vần rất phóng khoáng, xây đắp cho nhau để tạo nên một bài ca thiêng liêng vừa vui vừa buồn.
II. Tìm hiểu tác phẩm Tiếng thu
1. Thể loại Tiếng thu
- Tác phẩm Tiếng thu thuộc thể loại: thơ năm chữ.
2. Xuất xứ Tiếng thu
- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, tr77 – 78)
3. Phương thức biểu đạt Tiếng thu
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích Tiếng thu
- Khổ 1: tiếng thu là một điệu huyền.
- Khổ 2: tâm trạng của nhân vật trữ tình dành cho “tiếng thu”.
- Khổ 3: khung cảnh thiên nhiên trong đất trời.
5. Giá trị nội dung Tiếng thu
- Văn bản nói nói về hình ảnh mùa thu để nói lên nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhan đề đã khéo léo trong việc sử dụng mùa thu, mùa của nỗi buồn để nói lên nỗi niềm của nhân vật. Qua đó, ta cảm nhận được nỗi buồn man mác, những hình ảnh đầy biểu tượng ấy gộp vào nhau, tạo nên một bài thơ đầy sức sống nhưng cũng rất chi là hữu tình.
6. Giá trị nghệ thuật Tiếng thu
- Sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ, điệp ngữ, nhân hóa, từ láy linh động.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tiếng thu
1. Những âm thanh được tác giả cảm nhận trong bài thơ
- Tiếng mùa thu trong đêm trăng mờ.
- Tiếng lòng của người cô phụ nhớ chồng đi chinh chiến.
- Tiếng lá khô rơi, tiếng chân nai giẫm trên lá nơi rừng thu.
=> đó là những xao động nhẹ nhàng, tinh tế của đất trời thiên nhiên và lòng người lúc sang thu; những âm thanh mơ hồ, mong manh, xa vắng, hư thực.
- Tác giả sử dụng các từ láy: thổn thức, rạo rực, xào xạc, ngơ ngác; thể hiện tâm trạng, thái độ; có tác dụng tạo nên cái hồn, nét sống động cho bức tranh thu.
- Hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ:
+ Tạo nên sự liền mạch, liên kết giữa các khổ thơ và âm điệu nhẹ nhàng, triền miên, da diết của bài thơ.
+ Nhấn mạnh sự mơ hồ của những âm thanh mùa thu.
2. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Bức tranh thu thơ mộng, êm đềm, có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, tâm trạng; giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ; thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Ta thấy được những xúc cảm con người được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên ấy. Đó là sự thổn thức, là sự nhớ nhung của người chinh phụ ở nhà nhớ chồng đi lính. Bức tranh mùa thu tươi đẹp cũng thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chủ thể nhân vật trữ tình.
IV. Đọc tác phẩm: Tiếng thu
Tiếng thu
Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr. 77 – 78)