TOP 20 bài Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch

17.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận về Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội.

TOP 20 bài Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội

a. Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề.

b. Thân bài

- Nêu khái niệm mạng xã hội và những vấn đề xoay quanh thông tin sai lệch, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội của học sinh.

- Nêu hiện trạng hiện nay của vấn đề bạo lực mạng.

- Nêu nguyên nhân vấn đề.

- Nêu giải pháp về vấn đề.

c. Kết bài

- Khái quát và liên hệ cá nhân về vấn đề này.

Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch - Mẫu 1

Ngày nay, trong một xã hội hiện đại, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nhưng, đi cùng những lợi ích tuyệt vời, mạng xã hội cũng gây ra không ít những rủi ro, nhắm vào những đối tượng khác nhau. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh là đối tượng dễ bị kích động và bị tổn thương bởi những thông tin sai lệch, những bình luận ác ý trên mạng xã hội nhất. “Khi bị bạo lực trên mạng xã hội đa phần chúng em có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Vậy làm thế nào để bản thân vượt qua cảm xúc tiêu cực đó” – Đây là một câu hỏi đại diện cho rất nhiều thắc mắc của học sinh về vấn đề này.

Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,...

Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo, làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân.

Theo Dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng. 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần. Hoặc theo số liệu thống kê từ cuộc thăm dò trực tuyến của Tổ chức Ân xá Quốc tế trên 8 quốc gia cho biết 41% phụ nữ nói rằng ít nhất một lần, họ từng bị đe dọa trên Internet.

Vấn nạn đăng tải những thông tin sai lệch, bắt nạt trên mạng ở lứa tuổi học sinh đang ngày càng gia tăng nhưng chúng ta vẫn chưa có cách giải quyết hữu hiệu nào cho vấn đề này. Một số những giải pháp mang tính hữu hiệu trước mắt có thể kể đến như sau:

Khi bị bạo lực "ngôn từ" trên mạng xã hội, cảm xúc ban đầu dễ bị hoảng loạn, lo sợ. Tránh tình trạng trên, các bạn phải giữ được thái độ bình tĩnh, không đáp trả, hãy chia sẻ với bạn bè để nhận được sự hỗ trợ. Ngoài ra, các bạn phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi bạo lực để tìm cách giải quyết.

Sau khi giữ tâm lý ổn định, các bạn hãy chia sẻ với bạn bè, gia đình, thầy cô để tìm sự hỗ trợ và có hướng giải quyết. Trong trường hợp bị đe dọa, có thể tìm đến cơ quan chức năng.

Bạo lực mạng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống, học tập của chúng ta. Do đó, để phòng tránh, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi đăng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh. Hãy ứng dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập và phát triển bản thân, tránh xa những hội nhóm vô bổ, không cần thiết.

TOP 20 bài Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch (ảnh 2)

Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch - Mẫu 2

Công nghệ số bùng nổ là một bước tiến lớn của nhân loại, đem lại rất nhiều những lợi ích to lớn đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mà công nghệ số mang lại như sự kết nối, môi trường năng động,...còn là những căn bệnh, những tổn thương tâm lí đặc biệt nghiêm trọng xuất hiện bởi những thông tin sai lệch, tiêu cực trên nền tảng mạng xã hội. Do đó, việc đối mặt và giải quyết những tổn thương ấy là điều quan thiết yếu đối với mỗi người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.

Trước hết, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn trong việc chọn lọc thông tin và sử dụng mạng xã hội hợp lí. Bởi lẽ mạng xã hội là một trang thông tin mở - nơi mọi người có thể bày tỏ cảm xúc, quan điểm, ý kiến chủ quan một cách tự do chỉ sau một cú click do đó họ dễ dàng đưa ra những thông tin sai lệch, không được kiểm định rõ ràng. Những thông tin sai lệch ấy dễ dàng được tiếp cận thậm chí lan truyền rộng rãi khiến ta ngộ nhận rằng đó là một thông tin chính thống và tin tưởng vào nó. Do đó, ta phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết chọn lọc thông tin một cách chính xác thay vì chỉ tiếp nhận thụ động chúng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự chủ động về hình ảnh, cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội. Là một nơi dễ dàng bày tỏ cảm xúc, dễ gửi đi, dễ nhận lại như mạng xã hội thì cách ứng xử cũng như kiểm soát cảm xúc trên nền tảng này là một điều không thể thiếu. Chúng ta không nên bày tỏ quan điểm phiến diện về một vấn đề, phẫn nộ hay chửi bới những cá nhân, tổ chức khác trên không gian mạng. Việc này vừa tránh mất hình ảnh của bản thân, vừa không nhận về những cảm xúc tiêu cực khi buông lời cay đắng cũng như phản bác gay gắt từ phía đối phương.

Mặt khác, nếu không may vô tình trở thành nạn nhân của bạo lực mạng, bạn hãy chủ động giành lấy sự bình yên cho chính mình. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể tiếp thu những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng và phát triển cũng như dễ dàng loại bỏ những điều tiêu cực bằng cách chặn phương thức liên lạc của họ. Điều này giúp bạn dễ dàng tránh khỏi mớ cảm xúc hỗn độn và những ngôn từ cay đằng của những người bạn chẳng hề quen biết. Việc bạn hiện diện như thế nào trong đôi mắt của họ không quan trọng bằng bạn cảm thấy thế nào và đang sống ra sao. Nên nhớ, mạng xã hội chỉ là một nền tảng mà bạn dễ dàng "đăng xuất" khỏi nó và những điều tốt đẹp vẫn luôn ẩn chứa trong cuộc sống thực tế muôn màu.

Mạng xã hội giúp con người kết nối, duy trì các mối quan hệ cũng như mở ra nhiều cơ hội để phát triển tuy nhiên lại tiềm tàng nhiều nguy hiểm về vấn đề bạo lực mạng. Do đó, mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức, kĩ năng cũng như một tinh thần "thép" trước không gian mạng đầy rẫy những hiểm họa khôn lường tiềm ẩn trong lợi ích của nó.

Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch - Mẫu 3

Bạn tôi đột nhiên chạy lại, khóc thút thít: “Cậu ơi, tự dưng có bài trên Facebook bóc phốt tớ một cách vô lý này. Tớ phải làm sao đây?”. Tôi chợt giật mình, mở điện thoại ra và đọc bài ấy. Bao nhiêu thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực đang nhắm vào bạn tôi. Đây quả thực là vấn nạn mà không chỉ bạn tôi, mà có khi cả bạn, tôi, và bao nhiêu người khác, đã, đang, và sẽ gặp phải. Vậy có cách giải quyết nào cho tình trạng xuyên tạc thông tin cá nhân, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội? Câu trả lời là có.

Trước hết, xuyên tạc thông tin cá nhân trên mạng xã hội là việc một người đăng những thông tin không có thật, mang hướng bôi nhọ, hạ thấp danh dự của người khác để điều hướng dư luận, công kích cá nhân vì lí do riêng; còn bình luận tiêu cực là khi bạn đưa ra những nhận xét không hay, nói xấu cá nhân nào đó trên không gian mạng. Những điều trên không gian ảo ấy, tưởng chừng như không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực, nhưng thực ra để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nạn nhân.

Cá nhân bị công kích sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, sống ẩn mình trên cả không gian mạng và ngoài đời thật. Rất nhiều người không chỉ bị bình luận tiêu cực trên mạng, mà còn bị nói xấu ở ngoài đời thực. Hậu quả, họ sẽ dần sống khép kín, trầm cảm, dễ có hành động tự tử. Ở Việt Nam, năm 2023, có tới 21% người từng nhận mình là nạn nhân của những vụ công kích, bạo lực mạng; cứ 5 người thì 1 người đang chịu cảnh bị “tra tấn” tinh thần bởi những câu nói ác ý trên mạng. Trong một tháng, có lúc tôi đọc được 3, 4 bài báo nói về những vụ tự tử vì bạo lực mạng.

Những bài viết xuyên tạc, bình luận tiêu cực cũng khiến không gian mạng trở nên không lành mạnh, dễ “tiêm nhiễm” những tật xấu cho người sử dụng. Đặc biệt hơn, trong xã hội hiện đại ngày nay, độ tuổi sử dụng mạng xã hội ngày càng trẻ hóa, những bạn trẻ hầu như chưa có nhận thức về bạo lực mạng, dễ dàng bị cuốn theo những bài viết, bình luận tiêu cực. Tình trạng này xảy ra càng lâu, không gian mạng càng “bẩn”’, và nguồn nhân lực trẻ trong tương lai sẽ chỉ chú tâm vào việc chỉ trích, nói xấu, không quan tâm đến công việc hay học hành. Đây là hậu quả mà không một xã hội, quốc gia nào mong muốn.

Vậy chúng ta có thể chấm dứt tình trạng này không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào ý thức và sự quyết tâm của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một số giải pháp để giảm thiểu những bài đăng xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng. Thứ nhất, các nhà trường, gia đình nên có những buổi giáo dục về cách sử dụng mạng xã hội văn minh. Hãy giúp giới trẻ nhận thức về hậu quả khủng khiếp mà những bài viết và bình luận tiêu cực đang gây ra, từ đó hướng dẫn họ những điều nên và không nên làm trên không gian mạng. Đây là điều mà rất ít nhà trường và gia đình quan tâm đến, nhưng nếu chúng ta không “uốn cây từ thuở cây non”, thì ‘cái cây ấy” rất dễ bị những điều xấu “bẻ cong”.

Thứ hai, mỗi cá nhân nên biết điều tiết cảm xúc cá nhân của mình. Hầu hết, những bài đăng và bình luận trên không gian mạng đều xuất phát từ cảm xúc bộc phát. Nếu bạn thấy không thích một người, chớ vội viết những điều xuyên tạc hay hạ thấp danh dự của họ. Hãy góp ý với họ bằng sự chân thành, lời nói nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Điều giúp một người nhận ra lỗi sai, đôi khi không phải là những tiếng chửi lăng nhục. Và một tiếng chửi rủa còn có thể “hại chết” cuộc đời của một người.

Thứ ba, những người đang là nạn nhân của bạo lực mạng không nên im lặng và chịu đựng. Chỉ khi bạn lên tiếng, mọi người mới biết vấn đề bạn đang gặp phải và giúp đỡ bạn. Chỉ một giọt nước nhỏ thì không gội sạch được bụi bẩn, nhưng nếu bạn sẻ chia, đoàn kết với mọi người, một làn nước sạch sẽ xóa đi toàn bộ những bài viết và bình luận “bẩn”.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chúng ta nên sử dụng những bài viết và bình luận tiêu cực nhắm tới những người có lỗi nghiêm trọng trong xã hội (tù nhân, người có động thái phản quốc,…). Chúng ta không nên làm những điều này. Khi gặp những bài viết mang thiên hướng phản quốc, hãy liên hệ với Cục An ninh mạng hoặc Công an. Như vậy, chúng ta cũng đã góp phần làm sạch không gian mạng và xã hội thực.

Như vậy, bài viết xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng là điều mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, hãy trở thành người sử dụng mạng sáng suốt để không bị lôi kéo vào những bài viết xấu, đồng thời biết cách đấu tranh khi bản thân trở thành nạn nhân bạo lực mạng, bạn nhé!

Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Nghị luận về Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá