TOP 20 bài Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

14.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

TOP 20 bài Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề.

- Thân bài:

+ Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề.

Luận điểm 1 (khía cạnh thứ nhất): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Luận điểm 2 (khía cạnh thứ hai): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Luận điểm 3 (Khía cạnh thứ ba): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

+ Nêu ý kiến trái chiều và phản bác ý kiến đó.

+ Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

- Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra.

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 1

Nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi

Số ngày mỗi người có là hữu hạn. Hãy cân nhắc chia đều thời gian quý báu đó cho công việc, học tập, gia đình, bạn bè và nhiều khía cạnh khác. Mỗi người đều có khoảng thời gian nghỉ riêng, nhưng liệu chúng ta đã biết tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hiệu quả chưa?

Thời gian là một khái niệm trừu tượng, tài sản quý giá mà chúng ta không thể kiểm soát. Đối với con người, thời gian có hạn. Hãy biết sử dụng nó hợp lý để đạt được những điều mong muốn. Thời gian rảnh rỗi là cơ hội để tự do làm những điều mình thích mà không bị ràng buộc. Tận dụng khoảng thời gian này hiệu quả, từ việc đọc sách, chơi thể thao đến tham gia các hoạt động từ thiện, làm cho cuộc sống trở nên đa dạng và phong phú. Tận dụng thời gian rảnh rỗi không chỉ giúp cá nhân mà còn góp phần phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện thực cho thấy nhiều người vẫn chưa thực sự tận dụng hiệu quả khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Thay vì tận hưởng thời gian cùng gia đình, bạn bè, họ lại mải mê trò chơi điện tử và mạng xã hội. Thống kê cho thấy người Việt Nam dành trung bình 6,2 giờ/ngày cho điện thoại đến năm 2023. Nguyên nhân có thể đến từ sự chủ quan, thiếu ý thức về giá trị của thời gian, và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội.

Mỗi cá nhân cần nhận thức giá trị của thời gian và lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Giáo dục đúng đắn từ gia đình và nhà trường cũng cần thiết để trẻ em phát triển thói quen tích cực. Đồng thời, cần đa dạng hóa các hoạt động giải trí để khuyến khích mọi người rời xa thiết bị điện tử và tận hưởng thế giới xung quanh.

Để giải quyết tình hình này, cần sự hợp tác của mọi người trong cộng đồng. Mỗi cá nhân cần nhận thức giá trị và giới hạn của thời gian và đề xuất những giải pháp cụ thể để tổ chức cuộc sống. Cha mẹ và giáo viên cũng nên chỉ dẫn trẻ từ nhỏ về cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Chỉ có như vậy, nhân loại mới có thể tận dụng được 'tài sản' quý báu đó.

Nhìn chung, cách sử dụng thời gian rảnh là quyết định của từng người. Tuy nhiên, hãy biết sử dụng nó một cách hiệu quả, mang lại giá trị cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Top 30 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 2

Bạn tôi đột nhiên chạy lại, khóc thút thít: “Cậu ơi, tự dưng có bài trên Facebook bóc phốt tớ một cách vô lý này. Tớ phải làm sao đây?”. Tôi chợt giật mình, mở điện thoại ra và đọc bài ấy. Bao nhiêu thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực đang nhắm vào bạn tôi. Đây quả thực là vấn nạn mà không chỉ bạn tôi, mà có khi cả bạn, tôi, và bao nhiêu người khác, đã, đang, và sẽ gặp phải. Vậy có cách giải quyết nào cho tình trạng xuyên tạc thông tin cá nhân, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội? Câu trả lời là có.

        Trước hết, xuyên tạc thông tin cá nhân trên mạng xã hội là việc một người đăng những thông tin không có thật, mang hướng bôi nhọ, hạ thấp danh dự của người khác để điều hướng dư luận, công kích cá nhân vì lí do riêng; còn bình luận tiêu cực là khi bạn đưa ra những nhận xét không hay, nói xấu cá nhân nào đó trên không gian mạng. Những điều trên không gian ảo ấy, tưởng chừng như không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực, nhưng thực ra để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nạn nhân.

 Cá nhân bị công kích sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, sống ẩn mình trên cả không gian mạng và ngoài đời thật. Rất nhiều người không chỉ bị bình luận tiêu cực trên mạng, mà còn bị nói xấu ở ngoài đời thực. Hậu quả, họ sẽ dần sống khép kín, trầm cảm, dễ có hành động tự tử. Ở Việt Nam, năm 2023, có tới 21% người từng nhận mình là nạn nhân của những vụ công kích, bạo lực mạng; cứ 5 người thì 1 người đang chịu cảnh bị “tra tấn” tinh thần bởi những câu nói ác ý trên mạng. Trong một tháng, có lúc tôi đọc được 3, 4 bài báo nói về những vụ tự tử vì bạo lực mạng.

       Những bài viết xuyên tạc, bình luận tiêu cực cũng khiến không gian mạng trở nên không lành mạnh, dễ “tiêm nhiễm” những tật xấu cho người sử dụng. Đặc biệt hơn, trong xã hội hiện đại ngày nay, độ tuổi sử dụng mạng xã hội ngày càng trẻ hóa, những bạn trẻ hầu như chưa có nhận thức về bạo lực mạng, dễ dàng bị cuốn theo những bài viết, bình luận tiêu cực. Tình trạng này xảy ra càng lâu, không gian mạng càng “bẩn”’, và nguồn nhân lực trẻ trong tương lai sẽ chỉ chú tâm vào việc chỉ trích, nói xấu, không quan tâm đến công việc hay học hành. Đây là hậu quả mà không một xã hội, quốc gia nào mong muốn.

      Vậy chúng ta có thể chấm dứt tình trạng này không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào ý thức và sự quyết tâm của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một số giải pháp để giảm thiểu những bài đăng xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng. Thứ nhất, các nhà trường, gia đình nên có những buổi giáo dục về cách sử dụng mạng xã hội văn minh. Hãy giúp giới trẻ nhận thức về hậu quả khủng khiếp mà những bài viết và bình luận tiêu cực đang gây ra, từ đó hướng dẫn họ những điều nên và không nên làm trên không gian mạng. Đây là điều mà rất ít nhà trường và gia đình quan tâm đến, nhưng nếu chúng ta không “uốn cây từ thuở cây non”, thì ‘cái cây ấy” rất dễ bị những điều xấu “bẻ cong”.

      Thứ hai, mỗi cá nhân nên biết điều tiết cảm xúc cá nhân của mình. Hầu hết, những bài đăng và bình luận trên không gian mạng đều xuất phát từ cảm xúc bộc phát. Nếu bạn thấy không thích một người, chớ vội viết những điều xuyên tạc hay hạ thấp danh dự của họ. Hãy góp ý với họ bằng sự chân thành, lời nói nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Điều giúp một người nhận ra lỗi sai, đôi khi không phải là những tiếng chửi lăng nhục. Và một tiếng chửi rủa còn có thể “hại chết” cuộc đời của một người.

     Thứ ba, những người đang là nạn nhân của bạo lực mạng không nên im lặng và chịu đựng. Chỉ khi bạn lên tiếng, mọi người mới biết vấn đề bạn đang gặp phải và giúp đỡ bạn. Chỉ một giọt nước nhỏ thì không gội sạch được bụi bẩn, nhưng nếu bạn sẻ chia, đoàn kết với mọi người, một làn nước sạch sẽ xóa đi toàn bộ những bài viết và bình luận “bẩn”.

      Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chúng ta nên sử dụng những bài viết và bình luận tiêu cực nhắm tới những người có lỗi nghiêm trọng trong xã hội (tù nhân, người có động thái phản quốc,…). Chúng ta không nên làm những điều này. Khi gặp những bài viết mang thiên hướng phản quốc, hãy liên hệ với Cục An ninh mạng hoặc Công an. Như vậy, chúng ta cũng đã góp phần làm sạch không gian mạng và xã hội thực.

      Như vậy, bài viết xuyên tạc và bình luận tiêu cực trên không gian mạng là điều mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, hãy trở thành người sử dụng mạng sáng suốt để không bị lôi kéo vào những bài viết xấu, đồng thời biết cách đấu tranh khi bản thân trở thành nạn nhân bạo lực mạng, bạn nhé!

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 3

Từng có câu "Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay không có được ý thức học tập lành mạnh. Cá nhân học sinh hiện nay đa phần là lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu… trong gia đình thì cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình. ở nhà trường , thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Xã hội hiện nay cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.

Do nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực khác nhau, học sinh ngày nay không mấy thiết tha và quan tâm đến tương lai của bản thân mình. Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Bài học không hiểu nhưng cũng không quan tâm học hỏi. Từ đó, thành tích học tập xuống dốc nhiều dẫn đến áp lực tâm lý và rất nhiều hệ lụy về sau.

Hậu quả để lại là do cá nhân tự gánh chịu. Cá nhân học sinh chỉ lo ăn chơi thì tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ . thái độ của gia đình khi thấy con mình rơi vào con đường xấu: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Bộ phận giới trẻ rơi vào con đường hư hỏng sẽ làm cho xã hội kém phát triển.

Để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cá nhân và xã hội sau này chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình. về phía xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài. cần tạo cho học sinh 1 sự hứng thú đối với các môn học. bên cạnh đó học sinh cũng cần phải chăm chỉ học hành, lấy việc học là thú vui tiêu khiển, cần phải học với niềm hăng say, có ý thức, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 4

Mỗi người trong chúng ta đều có những đặc điểm riêng, với điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Không ai hoàn hảo, nhưng trong quá trình làm học sinh, chắc chắn rằng chúng ta đã trải qua những áp lực học tập, sự so sánh, chỉ trích và đánh giá từ mọi người xung quanh. Những biểu hiện của áp lực học tập này thường xuất hiện dưới hình thức mất hứng thú và cảm thấy chán chường khi học, nỗ lực học tập chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự yêu thích, tâm trạng buồn bực, bất ổn, và thậm chí trở nên bi quan, dễ tức giận, và mất đi những cảm xúc tích cực như niềm vui, hào hứng, và phấn khích.

Áp lực học tập ngày càng gia tăng khi chúng ta tiến lên các khối lớp cao hơn. Chúng ta phải đối mặt với áp lực chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp, kỳ thi đại học và kỳ thi tốt nghiệp. Cuộc sống của chúng ta dường như xoay quanh việc học ở trường, học thêm, và tự học ở nhà, thậm chí ảnh hưởng đến cả thời gian ăn uống.

Gần đây, truyền thông đã đưa ra nhiều thông tin về các học sinh và sinh viên tự tử do áp lực học tập, không đỗ vào trường chuyên, lớp chọn, hoặc đại học. Nguyên nhân của áp lực này thường bắt nguồn từ sự quá tập trung vào thành tích và điểm số trong hệ thống giáo dục. Đa phần việc đánh giá năng lực của học sinh và sinh viên vẫn dựa vào điểm số từ các bài kiểm tra.

Hậu quả của áp lực học tập quá lớn thường làm mất đi sự sáng tạo và linh hoạt của học sinh, thay vào đó, họ trở nên theo khuôn và rất căn cứ vào quy tắc trong quá trình học tập. Điều này dẫn đến việc giảm sút kết quả học tập.

Để giảm bớt áp lực và gánh nặng học tập, chúng ta cần bắt đầu bằng việc duy trì một thái độ tích cực. Chúng ta phải nỗ lực để vượt qua những khó khăn và đạt được những đỉnh cao tri thức.

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Mẫu 6

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá