Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ

18

Với giải Câu hỏi trang 182 Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Bắc Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 13: Bắc Trung Bộ

Câu hỏi trang 182 Địa Lí 9: Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ.

Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển

Trả lời:

- Giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển, đảo với đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển, các bãi biển đẹp, vùng biển có nhiều bãi cá, tôm.

- Các hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển,… ngày càng phát triển.

+ Khai thác và nuôi trồng hải sản: sản lượng ngày càng tăng nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi tiên tiến; phát triển nghề cá xa bờ, các trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Nghệ An, Quảng Bình.

+ Giao thông vận tải biển: dọc bờ biển đã hình thành các cảng biển liên vùng, quốc tế như cảng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,… gắn với sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế ven biển.

+ Khai thác khoáng sản biển: tiềm năng về cát thủy tinh ở Quảng Bình, Quảng Trị; ti-tan ở Hà Tĩnh.

+ Du lịch biển: đẩy mạnh phát triển các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Còn nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế biển, đảo như thiên tai, biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng, nước biển dâng,…), vấn đề môi trường biển (rác thải nhựa, chất thải rắn,…).

- Tương lai, nhằm khai thác tốt tiềm năng và hướng đến mục tiêu bền vững phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ cần khai thác trên quan điểm tổng hợp, chú ý bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Một số giải pháp cần tập trung triển khai:

+ Phát triển các ngành kinh tế biển, đảo sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái như công nghệ sinh học biển, du lịch biển,…

+ Khuyến khích khai thác hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng hải sản ở khu vực ven biển; đầu tư hạ tầng, tăng cường ứng dụng công nghệ kĩ thuật trong khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.

+ Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển liên vùng, quốc tế; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế biển, đảo giữa các vùng trong nước và khu vực.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo để phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, xây dựng các điểm neo đậu tránh bão ở các vịnh, vùng cửa sông và đảo ven bờ.

+ Tăng cường quản lí tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ven bờ.

Đánh giá

0

0 đánh giá