Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông
Đề bài: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 1
- Câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa)
Có một ông lão kia sinh sống gần biên ải (tức Tái Ông). Nhà ông nuôi một con ngựa quý. Thế nào nó tự nhiên đi vào đất bắc mất hút. Những người quen biết đến nhà hỏi thăm, ông nói với họ: “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, mấy hôm sau con ngựa nọ trở về, lại “rủ” thêm mấy con tuấn mã nữa đi cùng. Anh em láng giềng đến chia vui, ông lại chép miệng nói: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là hoạ đó”. Cầu được ước thấy! Con trai ông thấy ngựa đẹp bèn mải mê tập cưỡi, phi ngựa suốt ngày để đến nỗi một hôm ngã gãy cả chân. Tội quá! Trước sự kiện này, mọi người cho là tai hoạ, nhưng Tái Ông vẫn ung dung: “Biết đâu lại là phúc đó!”. Mà cũng nghiệm vậy. Sau đó, đất nước bị giặc giã, trai tráng tất thảy phải ra trận. Mà xung trận tiền thì “mười thằng chết chín” là cái chắc. Riêng cậu con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót, ở với cha trọn đời, sinh con đẻ cái. Quả là “trong phúc có hoạ”, “trong hoạ lại có phúc”. Sự đời thật khó mà lường.
- Ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”: chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo. Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 2
Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười mà rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.” Vài tháng sau, con ngựa mất tích đột nhiên trở về cùng một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đến chúc mừng, tuy nhiên Tái Ông cau mày nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành”. Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, một hôm anh ta ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi, Tái Ông điềm nhiên: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên bị quẫn trí. Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai ông vì tàn tật nên được ở nhà và thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật rất thâm thúy.
Thành ngữ “Tái Ông thất mã” được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn. Họa có thể biến thành phúc, và phúc có thể trở thành họa. Cũng giống như câu nói “trong cái rủi có cái may” vậy, mọi chuyện đều có nguyên nhân mà không thể xét đoán dựa trên biểu hiện bề mặt. Cũng có nghĩa là, cần thuận theo tự nhiên, làm được việc gì cũng đừng vội đắc ý, lúc gặp trở ngại cũng chớ vội bi quan.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 3
Ngày xưa có một ông lão ở biên giới giáp với nước Tàu, phía Bắc nước Ta có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Tàu mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên bình tĩnh tin rằng có khi đó là một điều tốt lành. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Tàu, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:
- Biết đâu việc được ngựa Tàu khựa này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Tàu cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Tàu chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Tàu hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói:
– Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Tàu kéo quân sang xâm lấn. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Tàu Khựa. Quân Tàu khựa đông như kiến cỏ, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, quân ta phải tạm thời rút lui, bảo toàn lực lượng, các trai tráng trong làng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở nhà đoàn tụ với gia đình.
- Ý nghĩa điển tích: Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên giữ sự bình tĩnh trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống. Ta không bao giờ thực sự biết được những điều còn ở phía phía trước sẽ xảy ra như thế nào. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như chúng ta mong đợi. Đừng bao giờ để bi quan lấn át suy nghĩ của chúng ta.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 4
Ngày xưa có một ông lão sống ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giáp với nước Hồ (tái ông). Ông có nuôi một con ngựa. Một hôm, ngựa của ông bỏ chạy sang địa phận nước Hồ, mọi người xung quanh đều đến chia buồn với ông, nhưng ông tin rằng biết đâu lại có chuyện tốt đến. Không lâu sau con ngựa của ông trở về và còn dẫn theo một con ngựa cao lớn, mạnh mẽ của nước Hồ. Mọi người đến chúc mừng ông, nhưng ông lại dự đoán có khi đó là một tai họa. Quả nhiên, con trai ông lão vốn rất thích cưỡi ngựa nên đã cưỡi con ngựa to khỏe nước Hồ, cuối cùng bị ngã gãy xương và bị què chân. Lúc này hàng xóm lại rối rít đến thăm nom, nhưng ông lại nói rằng: “Biết đâu nhờ họa mà lại được phúc”. Một năm sau, quân Hồ tràn sang gây chiến tranh và những người trẻ tuổi trong vùng hầu như đều chết trận. Thế nhưng con trai ông lão vì què chân nên được miễn đi lính và cuối cùng may mắn thoát chết.
- Ý nghĩa điển tích: Trong cuộc đời này, điều gì mang đến may mắn, điều gì mang đến bất hạnh, chúng ta đều không lường trước được. Vậy nên, nếu những chuyện gì đã thuộc về quá khứ và không thể thay đổi được, bạn hãy chấp nhận chúng. Phúc hay họa đều là khó có thể lường trước được, nếu nó xảy ra thì chúng ta hãy chấp nhận và đối mặt với nó.
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông - Mẫu 6
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học