a) Từ thông tin và trường hợp trên, em hãy cho biết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

101

Với giải Câu hỏi trang 32 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: An sinh xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 4: An sinh xã hội

Câu hỏi trang 32 KTPL 12: a) Từ thông tin và trường hợp trên, em hãy cho biết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chính sách trợ giúp xã hội đã đem lại lợi ích gì cho người dân.

b) Theo em, an sinh xã hội là gì? Em hãy kể tên và nêu vai trò của các chính sách an sinh xã hội trong việc bảo đảm an toàn cuộc sống cho người dân.

c) Theo em, tại sao an sinh xã hội lại cần thiết đối với con người và xã hội? Mỗi cá nhân, tổ chức cần phải làm gì để phát huy trách nhiệm công dân về an sinh xã hội?

Trường hợp. Trước năm 2018, gia đình anh A thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, anh A đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình anh A đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chỉ trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

(Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, molisa.govvn, ngày 20/01/2021)

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chính sách trợ giúp xã hội đã:

+ Thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc;

+ Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;

+ Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

♦ Yêu cầu b)

- An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện, gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác.

- Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm:

+ Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo: tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân.

+ Chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.....

+ Chính sách trợ giúp xã hội: trợ cấp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật,...) và trợ cấp dột xuất cho người dân gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,...) để họ ổn định cuộc sống.

+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin).

♦ Yêu cầu c)

- An sinh xã hội ra đời nhằm bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống.

- Để phát huy trách nhiệm công dân về an sinh xã hội, mỗi cá nhân, tổ chức cần:

+ Nhận thức đúng đắn về vai trò của an sinh xã hội;

+ Tích cực tham gia và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi đi ngược lại chủ trương, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá