a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý

123

Với giải Câu hỏi trang 22 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Câu hỏi trang 22 KTPL 12: a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý nghĩa của các cấp độ hội nhập đỏ đối với Việt Nam.

Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1

b) Từ thông tin 2, em hãy kể tên các hoạt động kinh tế đối ngoại và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1:

+ Hợp tác song phương - thông qua việc kí kết Hiệp định song phương Việt Nam - Nhật Bản.

+ Hội nhập khu vực - thông qua việc tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hội nhập toàn cầu - thông qua việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới.

- Ý nghĩa:

+ Hợp tác song phương Việt Nam - Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 quốc gia.

+ Tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, giúp Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực

+ Tham gia Tổ chức Thương mại thế giới cho thấy Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu; giúp mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

♦ Yêu cầu b)

- Các hoạt động kinh tế đối ngoại:

+ Hoạt động đầu tư quốc tế.

+ Hoạy động thương mại quốc tế.

+ Các dịch vụ thu ngoại tệ, như: xuất nhập khẩu lao động; du lịch quốc tế,..

- Ý nghĩa của các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam:

Đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nội lực của nền kinh tế, hỗ trợ nâng cao vị thế về chính trị, ngoại giao

+ Thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm cung ứng nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

+ Góp phần tích lũy nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Thúc đẩy xuất khẩu lao động, thu hút khách du lịch nước ngoài mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài.

+ Giúp tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại, cách thức quản lý nền kinh tế và quản trị quốc gia một cách chuyên nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá