a) Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào

25

Với giải Câu hỏi trang 11 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 11 KTPL 12: a) Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào. Em hãy làm rõ từng chỉ tiêu đó.

b) Từ những nội dung trên, em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu như:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

+ Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

+ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

- Lãm rõ các chỉ tiêu:

+ Chỉ số phát triển con người:

▪ Chỉ số phát triển con người là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: chỉ số sức khỏe; chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập.

▪ Từ năm 2019 - 2022, Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có chỉ sổ HDI ở mức cao

+ Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

▪ Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

▪ Từ 2018 - 2022, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh, từ mức 6,8% (năm 2018) xuống còn 4,2 (năm 2022)

+ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

▪ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) là chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

▪ Từ 2018 - 2022, hệ số Gini của Việt Nam có xu hướng giảm; điều đó cho thấy Việt Nam đã từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

♦ Yêu cầu b) Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá