Giải SGK Công nghệ 7 Bài 6 (Cánh diều): Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

4 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 6 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Mở đầu trang 32 Công nghệ 7: Quan sát Hình 6.1 và cho biết hậu quả của việc không chăm sóc cây rừng.

Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Quan sát Hình 6.1, ta thấy một số hậu quả của việc không chăm sóc cây rừng:

   + Cây rừng bị chết

   + Cây rừng bị sâu, bệnh phá hại

   + Cây rừng bị trâu, bò phá hại

Trả lời:

- Quan sát Hình 6.1, ta thấy một số hậu quả của việc không chăm sóc cây rừng:

   + Hình a: Cây rừng không sinh trưởng, bị chết

   + Hình b: Cây rừng bị sâu, bệnh phá hại

   + Hình c: Cây rừng bị trâu, bò phá hại
I. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng

Phương pháp giải:

Đọc nội dung 1 Mục đích của việc chăm sóc cây rừng.

Trả lời:

Mục đích của việc chăm sóc cây rừng

- Là công việc rất quan trọng sau khi trồng rừng. Nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu, bệnh, làm đất tơi xốp, tăng thêm dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.1Thời gian chăm sóc để trả lời

Trả lời:

Thời gian chăm sóc rừng: Cây rừng còn rất non yếu nên sau khi trồng từ 1 đến 3 tháng cần được chăm sóc ngay. Việc chăm sóc được tiến hành liên tục đến 4 năm.

II. Thời gian, số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Luyện tập trang 33 Công nghệ 7: Em hãy cho biết số lần, thời gian chăm sóc cây rừng ở từng giai đoạn có trong Hình 6.2.

Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 6.2 và đọc mục nội dung 2: Thời gian, số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Trả lời:

Hình a: Cây rừng trồng khoảng 1 – 3 tháng: cần được chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục

Hình b: Cây rừng trồng khoảng 1 năm: Mỗi năm chăm sóc từ 2 đến 3 lần

Hình c: Cây rừng trồng khoảng 3 năm: Mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 2 lần

Hình d: Cây rừng trưởng thành: Chăm sóc ít hơn hoặc không cần chăm sóc.

Vận dụng trang 33 Công nghệ 7: Hãy xác định thời gian và số lần chăm sóc một loại cây rừng mà em biết.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

- Ví dụ thời gian và số lần chăm sóc rừng keo.

Trả lời:

Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 3)

Thực hiện chăm sóc rừng trồng tối thiểu trong 3 năm liền. Hàng năm, tùy vào điều kiện thực bì, đất đai, thời tiết để bố trí số lần chăm sóc từ 2 - 3 lần/năm, có thể thực hiện nông - lâm kết hợp khi có điều kiện thuận lợi.

+ Năm thứ nhất:

- Trồng vụ Xuân - hè chăm sóc 2 lần/năm.

+ Lần 1 vào tháng 7-8, phát dọn, dãy cỏ xung quanh gốc, xới đất, vun mầu vào gốc có đường kính 0,8 m, cao khoảng 5cm. + Lần 2 vào tháng 10-11, phát cỏ, cắt gỡ dây leo, cây bụi lấn át cây trồng, chú ý kiểm tra sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Trồng vụ Thu chăm sóc 1 lần/năm vào tháng 10-11, nội dung tiến hành như lần 1 của vụ Xuân hè.

+  Năm thứ hai (chăm sóc 3 lần/năm):

- Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm thứ nhất, kết hợp bón thúc với lượng 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh trên 1 gốc bằng cách rạch bón xung quanh cách gốc 10-15cm và lấp kín phân.

- Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, gỡ bỏ dây leo lấn át cây trồng, tỉa cành cho cây.

- Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc, đường kính rộng 1m.

+  Năm thứ ba (chăm sóc 2 lần/năm):

- Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, thực hiện bón thúc như bón lần 1 trong năm thứ hai.

- Lần 2 vào tháng 7-8, thực hiện phát thực bì toàn diện, dãy cỏ xung quanh gốc kết hợp tỉa cành, tỉa thân.

+ Năm thứ tư: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể thực hiện chăm sóc như: Xới đất, bón phân 1 lần vào đầu mùa sinh trưởng (tháng 3-4), loại phân, liều lượng có thể áp dụng như các lần bón thúc trước đây.

III. Những công việc chăm sóc cây rừng

Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 4)
 

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 và sắp xếp các công việc, nội dung, mục đích chăm sóc cây rừng theo mẫu Bảng 6.1:

(1) Làm hàng rào bảo vệ 

(2) Xới đất, vun gốc 

(3) Bón thúc, vun gốc

(4) Tỉa và trồng dặm

(5) Phát quang cây hoang dại, làm cỏ

Trả lời:
 
Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 5)

Công nghệ 7 Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Cánh diều (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 6.3, ta thấy:

Hình a: Tỉa và trồng dặm

Hình b: Bón thúc phân

Hình c + e: Phát hoang, làm cỏ

Hình d + g: Làm hàng rào bảo vệ

Trả lời:

Quan sát Hình 6.3, ta thấy:

Hình a: Tỉa và trồng dặm

Hình b: Bón thúc phân

Hình c + e: Phát hoang, làm cỏ

Hình d + g: Làm hàng rào bảo vệ

Vận dụng 1 trang 34 Công nghệ 7: Ngoài các công việc chăm sóc cây rừng ở mục 3, theo em, để cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng rừng cần phải chú ý đến những việc gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời.

Trả lời:

Ngoài các công việc chăm sóc cây rừng ở mục 3, theo em, để cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng rừng cần phải chú ý đến những việc: chăm sóc đúng thời điểm, đúng giai đoạn, tưới nước cho cây rừng

Vận dụng 2 trang 34 Công nghệ 7: Thực hiện chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh ở nhà hoặc vườn trường và ghi lại những hoạt động đó.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện ở nhà hoặc vườn trường và ghi lại hoạt động.

Bước 1: Xới đất, vun gốc

Bước 2: Bón thúc

Bước 3: Tỉa và dặm cây

Bước 4: Làm cỏ

Bước 5: Tưới nước

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Trồng cây rừng

Bài 7: Bảo vệ rừng

Ôn tập Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp

Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi

Đánh giá

0

0 đánh giá