Hoàn thành bảng về cơ hội và thách thức của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam theo mẫu sau vào vở

1 K

Với giải Vận dụng 3 trang 28 Bài 5 Lịch Sử 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Vận dụng 3 trang 28 Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng về cơ hội và thách thức của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam theo mẫu sau vào vở ghi.

Cộng đồng ASEAN

Cơ hội đối với Việt Nam

Thách thức đặt ra cho Việt Nam

APSC

 

 

AEC

 

 

ASCC

 

 



Lời giải:

Cộng đồng

ASEAN

Cơ hội đối với Việt Nam

Thách thức đặt ra cho Việt Nam

APSC

- Mở ra cơ hội giải quyết những vấn đề mang tính chất quốc tế của khu vực mà một quốc gia đơn lẻ không thể làm được.

Ví dụ: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, an ninh, an toàn hàng hải, chủ nghĩa khủng bố, kiểm soát vũ khí,…

- Có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

- Nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong quá trình liên kết khu vực và hội nhập quốc tế.

-…

- Đòi hỏi phải đổi mới về thể chế, thủ tục hành chính,…

- Sự khác biệt về thể chế chính trị; lợi ích quốc gia,…

- Những mâu thuẫn, xung đột giữa các nước do lịch sử để lại. Ví dụ: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải,…

- Cơ chế và cách thức hoạt động của ASEAN còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả,…

AEC

- Mở rộng thị trường

- Thu hút nguồn vốn đầu tư, nguồn lao động có trình độ cao từ các nước khác,…

- Mở ra nhiều cơ hội việc làm

- Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế,…

- Tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất và đời sống…

- Đòi hỏi phải đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng áp lực cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng lợi thế (ví dụ: cạnh tranh về xuất khẩu nông sản,…)

- Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực.

- ….

ASCC

- Tiếp cận được nhiều cơ hội mới trên nhiều lĩnh vực như: giải quyết tốt hơn các vấn đề về môi trường, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững;

- Tiếp cận và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ của những nước có trình độ cao trong khu vực góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ trong nước; thông tin truyền thông ngày càng phát triển và mở rộng…

- Thách thức trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này đòi hỏi nguồn lực lớn để tổ chức thực hiện.

- Nguy cơ mất đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc,…

 

Đánh giá

0

0 đánh giá