Sưu tầm tư liệu về Cộng đồng ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học

138

Với giải Vận dụng 2 trang 28 Bài 5 Lịch Sử 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Vận dụng 2 trang 28 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về Cộng đồng ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tuyên bố chung thành lập Cộng đồng ASEAN

TUYÊN BỐ CHUNG THÀNH LẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN

Chúng tôi, các Nhà Lãnh đạo Nhà nước/Chính phủ các nước Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (sau đây được gọi là “ASEAN”), bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia;

Nhắc lại tinh thần khi các Nhà Sáng lập ASEAN tụ họp tại Băng Cốc năm 1967 và ký Tuyên bố ASEAN nhằm tạo ra một tổ chức với mục tiêu đem lại một khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do và thịnh vượng cho các dân tộc của chúng ta;

Khẳng định lại cam kết của chúng ta đối với Tầm nhìn ASEAN 2020 (Kuala Lumpur, 1997), Tuyên bố Hiệp ước ASEAN II (Bali, 2003), Tuyên bố Cebu về Đẩy nhanh việc Thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2015 (Cebu, 2007), Tuyên bố Chaam Hua Hin về Lộ trình Cộng đồng ASEAN (2009-2015), Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong một Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Bali, 2011), Chương trình Nghị sự Phnom Penh về Xây dựng Cộng đồng ASEAN (Phnom Penh, 2012), và Tuyên bố Nay Piy Taw về Thực hiện Cộng đồng ASEAN năm 2015 (Nay Piy Taw, 2014);

Khẳng định hơn nữa cam kết của chúng ta đối với Hiến chương ASEAN, phản ánh mong muốn và ý chí tập thể của chúng ta nhằm chung sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định dài lâu, tăng trưởng kinh tế bền vững, thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội;

Ghi nhận tầm quan trọng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và các văn kiện chính thức khác nhằm duy trì một khu vực hòa bình và ổn định, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN;

Ghi nhận các nỗ lực và thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Lộ trình Cộng đồng ASEAN (2009-2015), bao gồm các Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, cũng như Kế hoạch Hành động Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn II và Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN;

Tin tưởng rằng sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo ra một dấu mốc trong tiến trình liên kết, đảm bảo hòa bình, an ninh và tự cường dài lâu trong một khu vực hướng ra bên ngoài, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng, và một cộng đồng thu nạp dựa trên ý thức mạnh mẽ về sự gắn kết và bản sắc chung;

Nhấn mạnh mong muốn của chúng ta nhằm tiến tới một ASEAN thực sự dựa trên luật lệ, hướng tới con người, lấy con người làm trung tâm, nơi các dân tộc của chúng ta tiếp tục tham gia và hưởng lợi đầy đủ từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng đang diễn ra của ASEAN; và

Đảm bảo tiếp tục thực hiện các cam kết của chúng ta đối với tiến trình xây dựng cộng đồng đang diễn ra của ASEAN, trong đó có tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.

THEO ĐÓ:

Tuyên bố việc chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31 Tháng Mười hai năm 2015; Thông qua tại Kuala Lumpur, Malysia vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, trong một bản duy nhất, bằng Tiếng Anh.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá