Đọc thông tin, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển

60

Với giải Câu hỏi trang 197 Địa lí lớp 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Câu hỏi trang 197 Địa Lí 9: Đọc thông tin, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

Trả lời:

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường, bãi triều,… => thuận lợi cho ngành khai thác và nuôi trồng hải sản phát triển.

+ Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm do đầu tư công nghệ, phương tiện đánh bắt xa bờ, nâng cấp nhiều cảng cá, đóng góp khoảng 95% tổng sản lượng thủy sản khai thác cả nước. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo.

+ Nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển, gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

=> Khai thác và nuôi trồng hải sản góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch biển và các ngành dịch vụ biển,…

- Khai thác khoáng sản biển:

+ Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhưng sản lượng đang có xu hướng giảm. Song song với việc khai thác tại các bể hiện có, đẩy mạnh công tác mở rộng, điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ; chủ động hợp tác với các nước khác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

+ Ti-tan, cát thủy tinh, muối,… được khai thác ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…

=> Khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.

- Giao thông vận tải biển:

+ Vùng biển rộng, đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh, đầm, phá; gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.

+ Nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Một số cảng container trung chuyển quốc tế được đầu tư phát triển đáp ứng vận tải hàng hóa trong và ngoài nước: Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình,…

+ Đội tàu biển tăng cả về số lượng và trọng tải, đặc biệt là tàu container. Các tuyến đường nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 89,3 triệu tấn (2021).

=> Giao thông vận tải biển phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

- Du lịch biển đảo:

+ Tài nguyên du lịch biển đảo phong phú, đã được khai thác hiệu quả. Phát triển nhanh với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển, du lịch sinh thái biển đảo, thể thao biển,… Năm 2019, tổng thu du lịch biển đảo chiếm hơn 2/3 tổng thu du lịch cả nước.

+ Các khu du lịch biển đảo được xây dựng ngày càng nhiều, các điểm đến nổi tiếng như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Cửa Lò, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc,…

=> Du lịch biển đảo góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế biển khác, tạo sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển. Cần hết sức chú trọng việc bảo vệ môi trường biển đảo.

Đánh giá

0

0 đánh giá