Phân tích vai trò của các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

269

Với giải Câu hỏi trang 123 Địa lí lớp 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Công nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 6: Công nghiệp

Câu hỏi trang 123 Địa Lí 9: Đọc thông tin, hãy:

- Phân tích vai trò của các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

- Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Vị trí địa lí và nhân tố tự nhiên:

+ Vị trí nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp Biển Đông => thuận lợi giao lưu, nhập nguyên liệu, nhiên liệu, trao đổi sản phẩm để phát triển công nghiệp. Ví dụ: các cảng biển của nước ta là đầu mối giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại trữ lượng lớn (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, a-pa-tit) => phát triển ngành công nghiệp đa dạng và quy mô lớn. Ví dụ: khoáng sản than với trữ lượng lớn là điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác than, là nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, phát triển công nghiệp sản xuất điện.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích => tiềm năng thủy điện lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng nhiều, hoạt động của gió mùa => năng lượng mới để phát triển công nghiệp sản xuất điện. Ví dụ: nước ta có nhiều nhà máy thủy điện như Sơn La, Thác Bà, Hòa Bình,…

+ Các tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, biển thuận lợi phát triển nông - lâm - thủy sản => tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Ví dụ: nguồn lợi hải sản nước ta phong phú và đa dạng là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng => phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ví dụ: nước ta đã có tập đoàn sản xuất xe ô tô đầu tiên là Vinfast.

+ Các chính sách phát triển công nghiệp như: chính sách thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực => động lực phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp thân thiện với môi trường, thay đổi phân bố công nghiệp. Ví dụ: nhờ có chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là điều kiện để hình thành các khu công nghiệp ở Bắc Giang.

+ Khoa học - công nghệ phát triển với những công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ví dụ: trong ngành công nghiệp năng lượng sẽ phát triển các hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện => thúc đẩy sự phát triển và thay đổi phân bố trong công nghiệp. Ví dụ: vùng Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và đồng bộ nên đây là vùng phát triển công nghiệp nhất nước ta.

+ Vốn đầu tư cho công nghiệp không ngừng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp chất lượng cao ngày càng tăng => thúc đẩy sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp xanh và bền vững. Ví dụ: hiện nay nước ta đã thu hút được 252 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, đây là nguồn động lực phát triển ngành cong nghiệp chế biến, chế tạo.

Đánh giá

0

0 đánh giá