Với giải Vận dụng trang 30 Sinh học 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể
Vận dụng trang 30 Sinh học 12: Trong thực tiễn nghiên cứu tạo giống lúa, nhà nghiên cứu thường cho lai hai giống với mục đích thu được nhiều tổ hợp gene khác nhau, sau đó các tổ hợp này được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tiếp theo. Dựa vào cơ chế vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh, hãy giải thích tại sao nhà nghiên cứu có thể thu được nhiều tổ hợp kiểu gene khác nhau khi cho lai giữa hai giống lúa.
Lời giải:
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu di truyền. Thông qua việc tìm hiểu các quá trình này, nhà nghiên cứu hiểu được cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể, cơ chế tạo thành các biến dị di truyền. Do nằm trên nhiễm sắc thể nên sự vận động của các gene bị chi phối bởi sự vận động của nhiễm sắc thể. Sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ, tự xuất hiện các tính trạng mới ở thế hệ con có thể được giải thích do nhân đôi, phân li, tổ hợp và tái tổ hợp của các nhiễm sắc thể mang gene trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 26 Sinh học 12: Nêu các mức độ cuộn xoắn của nhiễm sắc thể....
Câu hỏi 2 trang 29 Sinh học 12: Các gene nằm trên nhiễm sắc thể vận động như thế nào?...
Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Cánh diều, chi tiết khác:
Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể
Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel
Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene