Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê | Kết nối tri thức

1.2 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê

Đọc: Nghệ thuật múa ba lê trang 145, 146

Nội dung chính Nghệ thuật múa ba lê:

Múa ba lê là một nghệ thuật do những diễn viên khổ luyện mới thực hiện được. Người múa phải truyền tải được ngôn ngữ thông qua những động tác múa, mỗi một vở ba lê là một câu chuyện không cất thành lời mà qua những động tác tạo nên.

* Khởi động

Câu hỏi trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về các diễn viên trong tranh.

Trả lời:

Suy nghĩ của em với các diễn viên trong tranh: các diễn viên múa tập trung, uyển chuyển, màn múa được thể hiện trong khung cảnh gần một khu rừng, bên bờ suối và ánh trăng là sân khấu. Có thể coi đây là màn biểu diễn hoà mình với thiên nhiên.

Văn bản: Nghệ thuật múa ba lê

Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.

Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.

Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới.

(Tuệ Nhi tổng hợp)

Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu: Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.

Câu 2 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm thông tin nói về nội dung của các vở ba lê.

Trả lời:

Thông tin nói về nội dung của các vở ba lê: Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

Câu 3 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện ra sao trong vở Hồ thiên nga?

Trả lời:

Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói.

Điều đó được thể hiện trong vở Hồ thiên nga: các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt.

Câu 4 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:  Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?

Trả lời:

Theo em, diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện vì có những kĩ thuật múa rất khó mà cần phải có thời gian luyện tập mới đạt được.

Câu 5 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sắp xếp các thông tin dưới đây theo trật tự trong bài đọc.

– Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê

– Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê

– Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay

– Nội dung các vở ba lê

Trả lời:

Em sắp xếp các thông tin theo trật tự trong bài đọc như sau:

– Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê

– Nội dung các vở ba lê

– Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê

– Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay

* Vận dụng

Câu 1 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm các kết từ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng trong câu.

Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.

Trả lời:

Kết từ trong câu là: để, này, phải, trong

Tác dụng của kết từ này là thể hiện quan hệ giữa hai vế của câu nêu mục đích – kết quả (hay nhân – quả) cho quá trình tập luyện múa ba lê của các diễn viên.

Câu 2 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm kết từ thay cho bông hoa để hoàn thiện câu.

a. Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 không dùng lời nói Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt  điêu luyện.

b. Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 là múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 ngày càng được nhiều người yêu thích.

Nghệ thuật múa ba lê lớp 5 (trang 145, 146) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Mặc dù không dùng lời nói nhưng các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt  điêu luyện.

b.  múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo nên ngày càng được nhiều người yêu thích.

Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem.

Câu 1 trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị.

– Em chọn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình nào? Bộ phim đó có một tập hay nhiều tập?

– Nhân vật trong phim em sẽ giới thiệu là ai? Vì sao em muốn giới thiệu nhân vật đó?

– Đặc điểm của nhân vật được thể hiện thế nào qua ngoại hình, hoạt động, tính cách,...?

Trả lời:

– Em sẽ giới thiệu bộ phim hoạt hình mèo và chuột Tom and Jerry. Đây là một bộ phim hoạt hình nhiều tập của nước ngoài.

– Nhân vật em sẽ giới thiệu là nhân vật chuột Jerry. Em rất yêu quý và thấy thích thú nhân vật này, thông minh luôn tìm cách chạy trốn được khỏi mèo Tom truy đuổi.

– Đặc điểm của nhân vật: nhỏ nhắn, chạy rất nhanh và rất thông minh, có thể đi bằng hai chân và có các biểu cảm như của con người, tính cách hiền lành tốt bụng và hay giúp đỡ người khác…

Câu 2 trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm ý.

G:

Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Mở đầu: Em sẽ giới thiệu bộ phim hoạt hình mèo và chuột Tom and Jerry. Đây là một bộ phim hoạt hình nhiều tập của nước ngoài. Trong phim có nhân vật chuột Jerry đã để lại cho em nhiều ấn tượng.

Triển khai:

– Khái quát nội dung phim: Phim dài tập kể về chuỗi các tình huống, câu chuyện giữa mèo và chuột, truy đuổi thú vị, gây cười.

– Nhân vật em sẽ giới thiệu là nhân vật chuột Jerry. Em rất yêu quý và thấy thích thú nhân vật này, thông minh luôn tìm cách chạy trốn được khỏi mèo Tom truy đuổi.

– Chuột Jerry có thân hình nhỏ nhắn, chạy rất nhanh và rất thông minh, có thể đi bằng hai chân và có các biểu cảm như của con người, tính cách hiền lành tốt bụng và hay giúp đỡ người khác…

– Có những pha truy đuổi, chuột Jerry thông minh luôn gài bẫy, làm cho mèo Tom ngã lộn nhào, bị đồ vật rơi trúng người cán dẹt mỏng hay vỡ vụn cả thân người.

Kết thúc:

– Em thấy bộ phim được dàn dựng thật công phu, phim dài tập nhưng tập nào cũng rất cuốn hút, có nội dung đa dạng và khác nhau. Hi vọng sẽ có nhiều sáng tạo hơn nữa để nhân vật Jerry được trải nghiệm và phiêu lưu cùng người xem.

Câu 3 trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Góp ý và chỉnh sửa.

Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đọc bài cho bạn, thầy cô nghe và chỉnh sửa (nếu có).

Đọc mở rộng trang 148

Câu 1 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc một bài giới thiệu phim.

G: Đọc bài giới thiệu phim trên báo in, in-tơ-nét,...

Ví dụ:

Sử dụng thủ pháp giàu tính diện ảnh, bộ phim hoạt hình lịch sử Đại Hành hoàng đế đã khẳng định được giá trị nội dung, cũng như những tìm tòi, sáng tạo về phong cách thể hiện, hiệu quả hình ảnh với trình độ kĩ thuật cao. Khán giả xem phim bị lôi cuốn vào câu chuyện lịch sử với các tình tiết hấp dẫn, các nhân vật lịch sử được khắc hoạ sinh động.

(Theo báo Nhi đồng).

Phương thuốc kì diệu do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất là bộ phim hoạt hình vui nhộn. Bộ phim kể về chú nhóm con nghịch ngợm, hay trêu chọc mọi người khiến nhím mẹ lo lắng, buồn bực đến phát ẩm. Thấy mẹ phải nằm trên giường bệnh, nhóm con ăn hận lắm. Nó ở nhà chăm sóc mẹ nhưng mẹ vẫn không khỏi. Nhóm con quyết định đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi, nhóm đã làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người. Biết nhóm con đã khôn lớn, nhim mẹ cảm thấy vui mừng, hạnh phúc nên đã khoẻ mạnh trở lại.

(Theo báo Nhi đồng)

Trả lời:

Giới thiệu bộ phim hoạt hình Cún cưng đại náo nhà hát – đạo diễn Vasiliy Rovenskiy: Chú chó lang tham Samson vô tình lạc vào nhà hát opera Bolshoi nổi tiếng bậc nhất thủ đô Moscow hoa lệ. Vướng vào vụ trộm chiếc vương miện kim cương của nữ diễn viên Anastasia; Samson cùng nàng cún Margot xinh đẹp của Anastasia dấn thân vào cuộc phiêu lưu đại náo nhà hát, truy lùng bọn cướp và giành lại món nữ trang quý giá.

Câu 2 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng Bài 30 trang 148 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 3 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn về bài giới thiệu đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

– Giới thiệu tên tác giả, tên các nhân vật chính của bộ phim.

– Nêu nội dung chính và ý nghĩa của bộ phim.

– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài giới thiệu.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn bè về bài giới thiệu đã đọc theo các hoạt động gợi ý.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm thông tin về nghệ thuật múa ba lê. Ghi chép những thông tin em thích.

Trả lời:

Ba lê là một loại hình nghệ thuật biểu diễn múa có nguồn gốc từ nền văn hóa phương Tây. Đặc trưng của ba lê là sự tinh tế, đẹp mắt và điều chỉnh tỉ mỉ trong từng đường cong của cơ thể. Nó kết hợp các yếu tố như vũ đạo, diễn xuất và âm nhạc để tạo ra một trình diễn thể hiện sự mềm mại và đồng thời mạnh mẽ của cơ thể.

Ba lê yêu cầu sự kiên nhẫn, sự tập trung và sự kiểm soát tuyệt đối của cơ thể. Với các động tác mềm mại và linh hoạt, nghệ sĩ ba lê sử dụng đôi chân để thể hiện những đường cong đẹp và những động tác phức tạp. Ngoài ra, ba lê còn đòi hỏi nghệ sĩ biểu diễn có kỹ năng diễn xuất và khả năng truyền đạt cảm xúc thông qua các động tác múa.

Ưu điểm của múa ba lê

Đầu tiên, ba lê giúp phát triển sự linh hoạt, điều chỉnh tư thế và độ nhạy cảm của cơ thể. Nhờ vào các động tác mềm mại, nhịp nhàng và đầy tinh tế, ba lê tạo ra một sự tương đồng giữa người múa và âm nhạc, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

Thứ hai, múa ba lê cung cấp một sự tập trung tinh tế và tăng cường khả năng tập trung. Với các bước điệu, xoay tròn và vòng xoay tinh tế, ba lê đòi hỏi sự tập trung cao độ, giúp cải thiện khả năng tập trung và tinh thần tỉnh táo.

Ngoài ra, ba lê cũng là một phương pháp rèn luyện sức mạnh cơ bắp toàn diện. Các động tác ba lê chủ yếu tập trung vào sự kiểm soát cơ bắp và tăng cường sức mạnh của chúng. Điều này giúp tạo ra một thân hình săn chắc, mềm mại và đẹp mắt.

Không chỉ mang lại lợi ích về thể chất, ba lê còn giúp phát triển sự tinh tế và nghệ thuật. Qua việc học các kỹ thuật diễn xuất, cảm xúc và diễn đạt qua ngôn ngữ cơ thể, người múa ba lê trở nên tinh tế, biểu diễn sâu sắc và có khả năng thể hiện tình cảm qua mỗi động tác.

Nhược điểm của múa ba lê

Yêu cầu thời gian và cống hiến: Để trở thành vũ công ba lê giỏi, bạn cần đầu tư thời gian lớn và cam kết cao. Việc huấn luyện và rèn kỹ thuật ba lê đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự đầu tư đáng kể.

Rủi ro chấn thương: Vì ba lê yêu cầu các động tác linh hoạt và căng thẳng, có khả năng gây ra chấn thương cho cơ thể. Các vấn đề như trật khớp, đau cơ và bị thương có thể xảy ra nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc thiếu sự hướng dẫn chính xác.

Áp lực về ngoại hình: Múa ba lê đòi hỏi vẻ ngoài điển hình với thân hình mảnh mai và linh hoạt. Điều này có thể đặt áp lực lên vũ công để duy trì một hình thể thích hợp và có thể gây ra áp lực về cảm giác tự ti và lo lắng về ngoại hình.

Hạn chế sự sáng tạo: Múa ba lê có các kỹ thuật và tư duy cố định, đòi hỏi vũ công tuân thủ nhất quán. Điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo và tự do biểu diễn của một số người.

Múa ba lê có thể giúp giảm cân không?

Múa ba lê có thể giúp trong quá trình giảm cân, tuy nhiên, không phải là phương pháp duy nhất và cần kết hợp với chế độ ăn uống và các hoạt động thể lực khác để đạt được kết quả tốt nhất.

Đốt cháy calo: Múa ba lê là một hoạt động vận động có tính năng mạnh mẽ. Việc thực hiện các bước múa và tư thế ba lê đòi hỏi sự linh hoạt và sức mạnh của cơ thể, từ đó đốt cháy một lượng calo đáng kể.

Tăng cường sự kiểm soát cơ bắp: Múa ba lê yêu cầu sự kiểm soát cơ bắp và tạo sự cân bằng trong các động tác. Qua quá trình tập luyện, bạn sẽ phát triển sức mạnh và linh hoạt, giúp cải thiện hình dáng cơ thể.

Cải thiện sự tập trung và tư duy: Múa ba lê yêu cầu sự tập trung cao độ và kiên nhẫn. Khi tập luyện, bạn phải tập trung vào các động tác và kỹ thuật, từ đó giảm căng thẳng và tăng cường sự tinh thần.

Tạo độ dài và duyên dáng cho cơ thể: Múa ba lê tập trung vào các động tác dẻo dai và tư thế đẹp mắt. Qua thời gian, các động tác này giúp kéo dài và mở rộng cơ bắp, tạo nên vẻ đẹp và sự duyên dáng cho cơ thể.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay

Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê

Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo

Bài 32: Sự tích chú Tễu

Phần 1: Ôn tập

Phần 2: Đánh giá cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá