Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
Bài tập 1 trang 139 SBT Địa lí 10: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Ý nào sau đây là mục tiêu của phát triển bền vững?
A. Tương tác giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội.
B. Ưu tiên phát triển kinh tế.
C. Phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
D. Ưu tiên phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2: Các vấn đề xã hội hiện nay cần giải quyết không phải là
A. khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập.
B. tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ.
C. bùng nổ dân số, già hoá dân số.
D. chính sách an sinh xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Giải pháp để phát triển bền vững về xã hội không phải là
A. đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định.
B. thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
C. phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế.
D. xây dựng hệ thống xử lí nước thải.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
B. Hội nghị các nước ASEAN.
C. Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ.
D. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là một phương thức quan trọng của tăng trưởng xanh?
A. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
C. Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
D. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của tăng trưởng xanh?
A. Giảm phát thải khí nhà kính.
B. Xanh hoá rừng trồng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
C. Xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.
D. Xanh hoá trong sản xuất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 7: Tỉ lệ phát thải khí nhà kính của ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao?
A. Trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
B. Công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải.
C. Dịch vụ du lịch.
D. Khai thác khoáng sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 8: Chất khí nào là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?
A. CH4.
B. SO2.
C. CFC.
D. CO2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. 15%.
B. 30%.
C. 85%.
D. 95%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Kinh tế |
Xã hội |
Môi trường |
|
|
|
Trả lời:
Kinh tế |
Xã hội |
Môi trường |
8. Việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế 9. Công nghiệp, Đổi mới và Cơ sở hạ tầng 11. Đô thị và Cộng đồng bền vững 12. Tiêu dùng và Sản xuất có trách nhiệm 17. Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu |
1. Xóa nghèo 2. Xóa đói 3. Cuộc sống khỏe mạnh 4. Chất lượng giáo dục 5. Bình đẳng giới 10. Giảm bất bình đẳng 16. Hòa bình, Công bằng và Thể chế vững mạnh |
6. Nước sạch và vệ sinh 7. Năng lượng sạch và bền vững 13. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 14. Tài nguyên nước 15. Tài nguyên đất |
Trả lời:
Sự cần thiết phải phát triển bền vững
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay giao thông vận tải đều tạo ra khí thải, rác thải và nước thải. Các loại chất thải này đều thải ra môi trường gây ô nhiễm tổng thể các môi trường đất, nước, không khí,… Vì thế nếu phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất.
+ Phát triển bền vững đã được chứng minh là xu hướng tất yếu, phương thức tốt nhất để có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Trong bất kì một quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế trên khắp thế giới đều đang tồn tại khoảng cách giàu nghèo nhất định, sự bất bình đẳng trong thu nhập, đời sống. Sự bùng nổ dân số trên thế giới dẫn đến các vấn đề về an ninh lương thực, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và khả năng tiếp cận y tế giáo dục vô cùng khó khăn.
+ Cần thiết phải phát triển bền vững về xã hội để đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người, cải thiện đời sống cho dân số nghèo đói khó khăn trên khắp thế giới (như ở một số nơi của Châu Phi và Mỹ Latinh).
- Về môi trường:
+ Hiện nay các tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu và dịch bệnh quái ác hoành hành.
+ Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của con người. Vì vậy cần thiết phải phát triển bền vững về môi trường để giảm thiểu các tác động của con người đến môi trường và tài nguyên.
Trả lời:
Trả lời:
Một số giải pháp khả thi có thể thực hiện để xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững tại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sinh sống, học tập:
- Sử dụng tiết kiệm nguồn điện và nước sạch.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm có thể tái sử dụng.
- Hạn chế sử dụng các đồ dùng từ nhựa và nilon, đồ dùng 1 lần.
- Hạn chế đốt rác thải, vứt rác đúng nơi quy định và phân loại rác tại nguồn.
- Không xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối, kênh, mương.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
Bài 38: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch
Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
I. Phát triển bền vững
1. Khái niệm
Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
2. Sự cần thiết của phát triển bền vững
- Về kinh tế: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,... tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,... => Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội: Trong một quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế trên thế giới vẫn đang tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số gây nên các vấn đề về thất nghiệp, tệ nạn xã hội,… => Phát triển bền vững nhằm giảm nghèo, tạo việc làm ổn định; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,…
- Về môi trường: Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng, môi trường đất, nước, không khí,... bị ô nhiễm nặng nề, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,... => Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên.
II. Tăng trưởng xanh
1. Khái niệm
Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho đời sống và sản xuất của con người trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.
2. Biểu hiện của tăng trưởng xanh
a. Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính
- Hiện trạng
+ Hầu hết các hoạt động kinh tế đều phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường.
+ Tỉ lệ phát thải khí nhà kính của ngành công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải chiếm tỉ trọng cao.
- Giải pháp
+ Sản xuất xe điện hoặc ô tô áp dụng các tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính.
+ Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị,...
b. Xanh hoá trong sản xuất
- Xanh hoá trong sản xuất bằng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo.
- Phát triển cơ sở hạ tầng - kĩ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
c. Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh.
- Tạo lập văn hoá tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng,…