Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nùng

655

Với giải Luyện tập 2 trang 18 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Thang nhiệt độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 2: Thang nhiệt độ

Luyện tập 2 trang 18 Vật Lí 12Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nùng.

a) Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius?

b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 ℃ thì nhiệt kế có đo được không?

Lời giải:

a) Phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius là: -0,15 ℃ đến 999,85 ℃

b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 ℃ thì nhiệt kế không đo được vì vượt quá phạm vi của nhiệt kế

Lý thuyết Thang nhiệt độ

a. Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế

- Nhiệt độ đo trên nhiệt kế được xác định thông qua giá trị của một đại lượng vật lí mà đại lượng này phụ thuộc vào nhiệt độ theo một quy luật đã biết

b. Thang nhiệt độ

- Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ được kí hiệu là T (đơn vị K).

- Trong thang nhiệt độ Celcius, nhiệt độ được kí hiệu là t (đơn vị ℃).

- Một độ chia trên thang nhiệt độ Kelvin bằng một độ chia trên thang nhiệt độ Celcius

c. Nhiệt độ không tuyệt đối

- Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu

d. Chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo

Công thức chuyển đổi giữa hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin:

T(K)=t(C)+273,15

Hoặc t(C)=T(K)273,15

Người ta thường làm tròn số như sau:

T(K)=t(C)+273

t(C)=T(K)273

Một số nước còn sử dụng thang nhiệt độ Fahrenheit. Trong thang này, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32F, của nước đang sôi là 212F.

Công thức chuyển đổi: t(F)=32+1,8t(C)

Đánh giá

0

0 đánh giá