Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án điện tử Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11
Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Sáng tháng Năm
................................
................................
................................
................................
................................
................................
................................................
................................................
................................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Sáng tháng Năm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trao đổi được với bạn về ý nghĩa của một bài thơ, bài hát về Bác Hồ; phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Niềm vui của nhà thơ khi được lên thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Chứng kiến những hành động, cử chỉ ân cần và cuộc sống giản dị của Bác, nhà thơ càng yêu thương, kính trọng Bác nhiều hơn. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Niềm vui và niềm xúc động, tình yêu thương và lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ.
- Tìm đọc được một truyện viết về một người thông minh, tài năng,…; viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn những điều em học được từ nhân vật trong truyện đã đọc.
- Sưu tầm và chia sẻ được cảm xúc, suy nghĩ của em về một bức tranh hoặc bức ảnh Bác Hồ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, video clip ngắn về Bác Hồ (nếu có).
- Bảng phụ ghi khổ thơ 2.
- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
- Tranh, ảnh sưu tầm về Bác Hồ với thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV cho HS xem một video clip ngắn về Bác Hồ, yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 3 – Sáng tháng Năm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: SÁNG THÁNG NĂM Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số dòng thơ. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trong sáng, bồi hồi xúc động; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho Bác Hồ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: xanh mướt, lồng lộng, mênh mông. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ: Vui sao/ một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc/ lên thăm Bác Hồ/ Suối dài/ xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng/ Thủ đô gió ngàn…// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: khổ thơ đầu. + Đoạn 2: khổ thơ 2. + Đoạn 3: khổ thơ cuối. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Thủ đô gió ngàn: chỉ rừng núi Việt Bắc – nơi Bác Hồ và Chính phủ làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp. + Bồ: đồ đựng đan bằng tre, nứa. + Khách văn: khách là nhà thơ, nhà văn. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.90. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ: Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh: suối dài, nương ngô xanh mướt, bốn phương lồng lộng gió. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 1: Niềm vui của nhà thơ và quang cảnh nhà sàn của Bác. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc? Qua đó, em hiểu thêm gì về Bác? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết nơi ở và làm việc của Bác Hồ rất đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên. Qua đó, em hiểu Bác Hồ là người sống rất giản dị và giàu tình thương. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 2: Nơi ở và làm việc của Bác Hồ rất đơn sơ nhưng gần gũi và ấm áp. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân Việt Nam. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 3: Tình yêu và lòng kính trọng của nhà thơ dành cho Bác. + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Niềm vui của nhà thơ khi được lên thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Chứng kiến những hành động, cử chỉ ân cần và cuộc sống giản dị của Bác, nhà thơ càng yêu thương, kính trọng Bác nhiều hơn. + Ý nghĩa bài đọc: Niềm vui và niềm xúc động, tình yêu thương và lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS theo dõi video về Bác Hồ. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện và sử dụng được danh từ, động từ, tính từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có danh từ, động từ, tính từ).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS nêu khái niệm danh từ, động từ, tính từ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Viết tên riêng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu và hoàn thành BT1. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT1: Tìm 2 – 3 tên riêng theo yêu cầu ghi trên mỗi thẻ:
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu của BT2 và hoàn thành BT2. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Tìm 2 – 3 từ theo yêu cầu ở mỗi thẻ có trên đường đi. - GV chia HS thành nhóm 4 dưới hình thức chơi trò chơi Tìm đường đi. (Gợi ý: + Danh từ chỉ người: ông bà, cha mẹ, bạn học, cô giáo,… + Danh từ chỉ thời gian: giây, phút, ngày, tháng,… + Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão,… + Động từ chỉ hoạt động học tập: đọc sách, viết bài, phát biểu,… + Động từ chỉ hoạt động vui chơi: đá bóng, nhảy dây, trốn tìm,… + Tính từ chỉ tính nết của học sinh: vui vẻ, hồn nhiên, thân thiện,… + Tính từ chỉ phẩm chất của người: dũng cảm, nhân hậu, thật thà,…) - GV cho HS chữa bài bằng trò chơi Tiếp sức. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn ngắn kể về một việc đã làm để thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) kể về một việc em đã làm để thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn vào VBT. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thiện các bài tập còn thiếu trong SHS. + Tìm đọc thêm một số câu chuyện về Bác Hồ. + Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.92. |
- HS thảo luận nhóm - HS trả lời: + Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…) + Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. + Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ trong nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS trao đổi, thảo luận nhóm. - HS chơi trò chơi, chữa bài. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT3. - HS thực hiện yêu cầu. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết được bài văn thuật lại một sự việc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học, đồng thời ôn lại kiến thức đã học về bài văn thuật lại một sự việc cho HS. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nhắc lại bố cục của bài văn thuật lại một sự việc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 – Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được bài văn thuật lại một sự việc để lại nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường hoặc lớp. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài: + Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? + Sự việc chọn thuật diễn ra ở đâu? + Vì sao em chọn thuật sự việc đó? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV chốt đáp án: + Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại thuật. + Sự việc chọn thuật diễn ra trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. + Sự việc để lại nhiều ấn tượng. - GV hướng dẫn thêm cho HS cách viết bài văn. - GV yêu cầu HS viết bài văn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: 1. Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi. 2. Chia sẻ cảm xúc về một bức tranh hoặc bức ảnh sưu tầm được.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm bức tranh, hoặc bức ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi đã sưu tầm được. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm xúc về một bức tranh, bức ảnh trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động, tổng kết bài học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn chỉnh bài văn thuật lại một sự việc. + Tìm đọc thêm một số câu chuyện về Bác Hồ. + Chuẩn bị bài đọc Trống đồng Đông Sơn SHS tr.93. |
- HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trả lời câu hỏi: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. - Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn. - Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hành viết. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu. - HS chia sẻ trong nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Trống đồng Đông Sơn
................................
................................
................................
................................
................................
................................
................................................
................................................
................................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Trống đồng Đông Sơn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Quan sát ảnh minh họa trong bài đọc và trả lời được câu hỏi về bức ảnh đó; phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và ảnh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, nhấn giọng ở các từ ngữ, hình ảnh tả trống đồng và thể hiện tình cảm của tác giả; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về phong cách trang trí và sắp xếp hoa văn. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người và thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Trống đồng Đông Sơn vừa thể hiện vẻ tài hoa trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc vừa chứa đựng bao khát vọng, ước mơ của ông cha ta.
- Ghi vào sổ tay 2 – 3 thông tin và đặc điểm nổi bật của trống đồng Đông Sơn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh ảnh về một hiện vật có giá trị văn hóa (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Nổi bật trên hoa văn trống đồng” đến hết.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
- Từ điển tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát ảnh minh họa và trả lời câu hỏi trong phần khởi động SHS tr.93.
+ Ảnh chụp đồ vật gì? + Đồ vật ấy được trang trí như thế nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. (Gợi ý: Ảnh chụp trống đồng; Mặt trống hình tròn, thân trống hình trụ, màu đồng, mặt và thân trống được trang trí hoa văn tinh xảo). - GV yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 4 – Trống đồng Đông Sơn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu tả họa tiết trên trống đồng. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trang trọng, đầy chất tự hào; nhấn giọng các từ ngữ đánh giá hoặc tả trống đồng,… - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: sắp xếp, xung quanh, sâu sắc, muông thú. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu tả họa tiết trên trống đồng: Bên cạnh và xung quanh/ những con người đầy ý thức làm chủ ấy/ là những cánh cò bay lả bay la,/ những chim Lạc,/ chim Hồng,/ những đàn cá lội tung tăng,…// Đó đây,/ hình tượng ghép đôi muông thú,/ nam nữ/ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no,/ yên vui của người dân.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “hươu nai có gạc”. + Đoạn 2: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Văn hóa Đông Sơn: nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa. + Hoa văn: hình trang trí trên đồ vật. + Chim Lạc, chim Hồng: hai loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta. + Chính đáng: đúng đắn, phù hợp. + Vũ công: người nhảy mía trong các tiết mục biểu diễn. + Muông thú: chim và thú. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.94. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng: trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Giới thiệu cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn: giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,… + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Trống đồng Đông Sơn phong phú và đa dạng. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng nói lên điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mơ một cuộc sống ấm no, yên vui. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Con người và thiên nhiên trên hoa văn trống đồng rất sinh động và chứa đựng ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam vì: trống đồng phong phú, đa dạng, phản ánh bản sắc văn hóa và ước mơ, khát vọng của con người Việt Nam từ ngàn xưa. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về phong cách trang trí và sắp xếp hoa văn. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người và thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa khác nhau. + Ý nghĩa bài đọc: Trống đồng Đông Sơn vừa thể hiện vẻ tài hoa trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc vừa chứa đựng bao khát vọng, ước mơ của ông cha ta. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS tập trung lắng nghe. - HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu) Sử dụng từ điển
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết cách sử dụng từ điển tiếng Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Sử dụng từ điển. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc hướng dẫn sử dụng từ điển a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS định hình được các cách sử dụng từ điển. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc hướng dẫn sử dụng từ điển. - GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn sử dụng từ điển trong nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 HSđọc trước lớp. Các HS khác cùng lắng nghe. - GV giải đáp thêm về nội dung đã đọc cho HS. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Xác định cách tra nghĩa của từ trong từ điển a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách tra nghĩa của một từ trong từ điển. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Dựa vào mục 4 của BT1, nêu cách tra nghĩa từ tự hào. - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu trong nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. (Gợi ý: + Bước 1: Tìm trang có chữ cái “t”. + Bước 2: Dò từ trên xuống dưới theo thứ tự đến chữ cái “ư” và tìm đến từ “tự hào”. + Bước 3: Đọc phần giải thích nghĩa từ: Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.) Hoạt động 3: Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được nghĩa của từ dựa vào từ điển. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ: thuần hậu, hiền hòa, ấm no, yên vui. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, viết kết quả vào VBT. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Thuần hậu: chất phác, hiền hậu. + Hiền hòa: hiền lành và ôn hòa. + Ấm no: đầy đủ về vật chất, như đủ ăn, đủ mặc,… + Yên vui: yên ổn và vui vẻ. Hoạt động 4: Đặt câu với từ ngữ đã tìm hiểu nghĩa. a. Mục tiêu:Thông qua hoạt động, HS đặt được câu với từ đã tìm hiểu nghĩa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4: Đặt câu với 1 – 2 từ mà đã tìm được ở BT3. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV yêu cầu HS trao đổi, nhận xét bài làm trong nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Tìm thêm 2 – 3 từ liên quan đến chủ đề Tài trí và tìm hiểu nghĩa của từ tìm được. + Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.95. |
- Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS hoạt động nhóm đôi. - HS đọc trước lớp. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS hoạt động nhóm đôi. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT3. - HS làm bài theo yêu cầu. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT4. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Viết giấy mời
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết được giấy mời.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Em đã từng nhận được giấy mời tham dự hoạt động, sự kiện gì? + Trên giấy mời đó ghi những thông tin gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Gợi ý: + Giấy mời tham dự sinh nhật bạn, liên hoan văn nghệ, ngày hội sách,… + Trên giấy mời có tên người được mời, thông tin về sự kiện,… - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Viết giấy mời. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận biết các phần của giấy mời a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các phần của giấy mời,xác định được các thông tin được ghi trên giấy mời. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc vàxác định yêu cầu của BT1.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT1 trong nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 nhómchia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các phần của giấy mời: Quốc hiệu à Tiêu ngữ à Thời gian viết giấy mời à Tên “Giấy mời” à Người mời à Người được mời à Tên sự kiện à Thời gian diễn ra à Địa điểm diễn ra à Mong muốn à Kí tên người mời. Hoạt động 2: Viết và trang trí giấy mời a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách viết và trang trí giấy mời. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2, BT3 và đọc các gợi ý. - GV yêu cầu HS viết và trang trí giấy mời vào VBT. - GV yêu cầu HS trao đổi, nhận xét giấy mời theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 HSchia sẻ giấy mời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. |
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu của BT1. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT2, BT3. - HS thực hiện yêu cầu. - HS trao đổi nhóm. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Xem thêm các bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc