Lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 8: Dịch vụ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 8: Dịch vụ
Trả lời:
- Sự phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông:
+ Giao thông vận tải: phát triển với tốc độ nhanh, mạng lưới không ngừng mở rộng, chất lượng vận tải ngày càng cao, đa dạng loại hình gồm đường bộ, đưởng sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
+ Bưu chính viễn thông: bưu chính ngày càng phát triển, mạng lưới rộng khắp, doanh thu đạt 26,8 nghìn tỉ đồng (2021); viễn thông phát triển nhanh chóng, doanh thu đạt 316,4 nghìn tỉ đồng (2021).
- Xu hướng phát triển mới của ngành thương mại và du lịch:
+ Thương mại: nội thương mở rộng cơ sở bán lẻ hiện đại, quy hoạch, đổi mới các chợ đầu mối và chợ truyền thống, đầu tư hạ tầng thương mại, thương mại điện tử phát triển nhanh, thu hút đầu tư, liên kết doanh nghiệp nước ngoài; ngoại thương phát triển xuất - nhập khẩu bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu.
+ Du lịch: phát triển du lịch bền vững, phát triển các loại hình du lịch tiềm năng, phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, đầu tư, khai thác các khu vực động lực phát triển du lịch, mở rộng thị trường.
Trả lời:
- Ảnh hưởng của nhân tố truyền thống văn hóa dân tộc và di tích lịch sử - văn hóa: nước ta có bề dày phát triển lịch sử lâu đời, nhiều giá trị truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam như lễ hội đền Hùng, làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, múa rối nước, Cố đô Huế,… giúp thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch.
Câu hỏi trang 153 Địa Lí 9: Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, hãy xác định:
- Các tuyến đường bộ huyết mạch và đường sắt.
- Các cảng biển lớn và cảng hàng không quốc tế ở nước ta.
Trả lời:
- Các tuyến đường bộ huyết mạch và đường sắt:
+ Đường bộ: quốc lộ 1; đường Hồ Chí Minh, cao tốc CT01, quốc lộ 14,…
+ Đường sắt: đường sắt Bắc - Nam (Thống Nhất), Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai.
- Các cảng biển lớn và cảng hàng không quốc tế ở nước ta:
+ Cảng biển lớn: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu
Trả lời:
- Bưu chính:
+ Gồm các hoạt động nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu,…
+ Ngành bưu chính ngày càng phát triển, mạn lưới rộng khắp với hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ, doanh thu đạt 26,8 nghìn tỉ đồng năm 2021.
+ Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và hoạt động dần nâng cao chất lượng nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường tự động hóa và tin học hóa.
- Viễn thông:
+ Gồm các hoạt động gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,… bằng các thiết bị điện tử.
+ Phát triển nhanh chóng, doanh thu năm 2021 đạt khoảng 316,4 nghìn tỉ đồng.
+ Mạng viễn thông không ngừng nâng cao chất lượng nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số. Mạng lưới viễn thông phân bố rộng khắ, đặc biệt là điện thoại và internet. Năm 2021, số thuê bao internet băng rộng cố định đạt 19,3 triệu thuê bao.
+ Năm 2021, có một số trạm thông tin vệ tinh, 6 tuyến cáp quang biển quốc tế góp phần nâng cao năng lực viễn thông quốc tế và trong nước.
+ Hiện nay, các dịch vụ như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, thương mại điện tử,… ngày càng mở rộng và phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả, tiện ích và chất lượng hoạt động các ngành kinh tế.
Trả lời:
- Nội thương:
+ Ngày càng mở rộng các cơ sở bán lẻ hiện đại: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tăng dần giá trị và tỉ trọng trong phân phối bản lẻ hàng hóa trên thị trường.
+ Quy hoạch hợp lí, đổi mới mô hình hoạt động các chợ đầu mối và truyền thống: sắp xếp, nâng cấp các chợ đầu mối trên phạm vi cả nước và chợ truyền thống tại các địa phương đáp ứng nhu cầu thông thương, tiêu thị hàng hóa của người dân, phù hợp với từng vùng, miền.
+ Hạ tầng thương mại được đầu tư: phát triển đồng bộ, đa dạng, từng bước hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lí, khai thác, vận hành.
+ Thương mại điện tử phát triển nhanh: các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử có kết nối internet ngày càng phổ biến.
+ Gia tăng thu hút đầu tư, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực thương mại.
- Ngoại thương:
+ Phát triển xuất - nhập khẩu bền vững: hướng đến xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ; các sản phẩm kinh tế xanh góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng: đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, yêu cầu sản phẩm chất lượng cao như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…; mở rộng sang các thị trường còn tiềm năng như Liên bang Nga, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh,…
+ Thị trường nhập khẩu có sự chuyển dịch về cơ cấu: giảm tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn.
Trả lời:
- Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững: đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch đồng thời vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sự phát triển của các hệ sinh thái.
- Tập trung phát triển các loại hình du lịch tiềm năng: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái.
- Tăng cường phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng dựa trên các lợi thế về tài nguyên: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử; khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng.
- Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh: xây dựng điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ số trong du lịch (giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành du lịch,…)
- Chú trọng đầu tư, khai thác các khu vực động lực phát triển du lịch: phát triển các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng, Quảng Bình - Quảng Trị, Đà Nẵng - Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ - Kiên Giang,…), các khu du lịch quốc gia (Sa Pa, Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn, Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hội An - Cù Lao Chàm, Phú Quốc,…) để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch đến các địa phương khác.
- Mở rộng thị trường: duy trì các thị trường truyền thống như các nước Đông Á, châu Âu, khu vực ASEAN, Bắc Mỹ, Liên Bang Nga,… Đẩy mạnh khai thác thị trường khách nội địa, đa dạng hóa các phân khúc thị trường mục tiêu.
1. Xác định ít nhất 2 tuyến đường bộ huyết mạch (chạy theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây - Đông), 1 tuyến đường sắt và cho biết các tuyến này chạy qua những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
2. Xác định một số cảng biển, càng hàng không quốc tế và cho biết các cảng biển, cảng hàng không quốc tế đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Xác định 2 tuyến đường bộ và 1 tuyến đường sắt, chạy qua những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”
- Tuyến quốc lộ 1: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Tuyến đường sắt Bắc - Nam: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu số 2: Một số cảng biển, càng hàng không quốc tế
- Cảng biển quốc tế: Hải Phòng (Hải Phòng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vân Phong (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Cái Lân (Quảng Ninh), Dung Quất (Quảng Ngãi),…
- Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Thơ (TP Cần Thơ),…
Trả lời:
Dịch vụ viễn thông thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tại Việt Nam năm 2023, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023, số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.
Thực tế, các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với 4 ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ngoài ra, còn có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh tranh với các trang thương mại điện tử lớn, như: Sendo, Thế giới di động…
Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau. Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến. Các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay…
Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7. Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta
Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .
Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng .
Bài 12. Thực hành: Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ