Giải SGK Sinh 12 Bài 9 (Kết nối tri thức): Mở rộng học thuyết Mendel

1.5 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel

Mở đầu trang 46 Sinh học 12: Có phải mọi tính trạng đều do một gene quy định?

Lời giải:

Một gene có thể có nhiều hơn hai allele và quy định nhiều tính trạng nhưng một tính trạng cũng có thể do nhiều gene quy định. 

Dừng lại và suy ngẫm (trang 47)

Câu hỏi 1 trang 47 Sinh học 12Sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene có thể quy định kiểu hình theo những cách nào? Giải thích.

Lời giải:

Sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene có thể quy định kiểu hình theo 2 cách:

- Trội không hoàn toàn

- Đồng trội

Câu hỏi 2 trang 47 Sinh học 12Tìm thêm ví dụ về tương tác giữa các allele theo kiểu đồng trội.

Lời giải:

Hệ nhóm máu ABO ở người:

- Do 3 alen A, B, O quy định:

+ A và B: đồng trội, quy định nhóm máu A.

+ O: lặn, quy định nhóm máu O.

- Kiểu gen và kiểu hình:

+ AA, AO: Nhóm máu A.

+ BB, BO: Nhóm máu B.

+ AB: Nhóm máu AB.

+ OO: Nhóm máu O.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 49)

Câu hỏi trang 49 Sinh học 12Sản phẩm của các gene khác nhau có thể cùng tham gia tạo nên một sản phẩm theo những cách nào? Giải thích.

Lời giải:

Sản phẩm của các gene khác nhau có thể cùng tham gia tạo nên một sản phẩm theo các cách:

- Tương tác gián tiếp với nhau

- Tương tác trực tiếp với nhau theo kiểu cộng gộp

Câu hỏi 2 trang 49 Sinh học 12Phân tử protein hemoglobin của người được cấu tạo từ hai loại chuỗi polypeptide khác nhau (a và ß). Đây có phải là một ví dụ về tương tác giữa các allele của cùng một gene hay không? Giải thích.

Lời giải:

Hemoglobin do 2 gene khác nhau mã hóa, không phải là ví dụ về tương tác giữa các allele của cùng một gene.

Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8. Học thuyết di truyền của Mendel

Bài 9. Mở rộng học thuyết Mendel

Bài 10. Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính

Bài 11. Liên kết gene và hoán vị gene

Bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể

Bài 13. Di truyền học người và di truyền y học

Lý thuyết Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel

Tương tác giữa các allele của cùng 1 gene như thế nào?

Trội không hoàn toàn: Các allele của cùng một gene không chỉ có kiểu quan hệ trội lặn hoàn toàn mà còn có các kiểu tương tác khác như trội không hoàn toàn (di truyền trung gian), đồng trội.

Đồng trội: Trường hợp cả hai allele khác nhau của cùng một gene đều biểu hiện kiểu hình riêng trên kiểu hình cơ thể thì kiểu tương tác này được gọi là đồng trội.

Tương tác giữa các allele thuộc các gene khác nhau như thế nào?

Sản phẩm của các gene tương tác gián tiếp: Sản phẩm của các allele thuộc các gene khác nhau có thể không trực tiếp tương tác với nhau. Kiểu tương tác gene này thường được gọi là tương tác át chế vì gene này bị đột biến mất chức năng sẽ át chế sự biểu hiện của các gene khác.

Sản phẩm của các gene tương tác trực tiếp với nhau theo kiểu cộng gộp: Nhiều tính trạng như chiều cao, màu da, màu tóc,... của người do rất nhiều gene quy định. Mỗi allele trội của một gene quy định một "đơn vị" nhỏ sản phẩm, góp phần cùng sản phẩm của các gene khác tạo nên kiểu hình chung.

Đánh giá

0

0 đánh giá