Giải SGK Lịch sử 12 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 12: Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Lời giải:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thời kì mới, phát triển theo các xu thế sau:

- Xu thế đa cực: Đây là xu thế thể hiện rõ ở đầu thế kỉ XXI với sự xác lập trật tự thế giới mới, nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế là trọng tâm: Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hoà hoãn, đối thoại đa dạng hoá, đa phương hoa, xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược ổn định và lâu dài.

- Xu thế toàn cầu hóa: Dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện là sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới, với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hoá của nền tài chính thế giới.

Nhiệm vụ trang 19 Lịch Sử 12: Kết nối internet tìm hiểu về quá trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ

Lời giải:

- Một số dấu mốc trong quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ:

+ Ngày 2.7.1993, sau gần 20 năm thực hiện lệnh cấm vận với Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc (30.4.1975), Mỹ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế.

+ Chưa đầy 1 năm sau, ngày 3.2.1994, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam. Hai nước bắt đầu mở văn phòng liên lạc từ cuối tháng 1.1995. Đây là động thái mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ

+ Ngày 11.7.1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cùng ngày (sáng 12.7.1995 theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam - Mỹ.

+ Một tháng sau, ngày 5.8.1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ; cuối năm này, Việt Nam và Mỹ khai trương đại sứ quán tại Washington D.C và Hà Nội.

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 12: Hãy phân biệt trật tự đơn cực với trật tự đa cực

Lời giải:

- Trật tự đơn cực thuật ngữ dùng để chỉ một trật tự thế giới mà ở đó chỉ có duy nhất một chủ thể có khả năng áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

- Trật tự đa cực là thuật ngữ dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm, trong đó không một chủ thể nào áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

Câu hỏi trang 20 Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh

Lời giải:

- Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với sự cạnh tranh giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ,…. về sức mạnh, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại.

- Tuy Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

- Nhóm nước đang phát triển có xu hướng tự chủ chiến lược về tài chính, công nghệ và an ninh-quốc phòng, tăng cường tầm ảnh hưởng của mình, ủng hộ thế giới đa cực.

- Thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới đã hình thành.

=> Xu thế đa cực, đa trung tâm đã góp phần củng cố hoà bình, an ninh, giữ vững sự ổn định trật tự thế giới. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong quan hệ quốc tế.

Luyện tập (trang 21)

Luyện tập trang 21 Lịch Sử 12: Vẽ sơ đồ tư duy về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Lời giải:

Vẽ sơ đồ tư duy về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Vận dụng (trang 21)

Vận dụng trang 21 Lịch Sử 12: Theo em, các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra thuận lợi gì cho sự phát triển của quan hệ quốc tế?

Lời giải:

- Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ quốc tế, ví dụ như:

+ Mở ra cơ hội giải quyết những vấn đề mang tính chất quốc tế mà một quốc gia đơn lẻ không thể làm được. Ví dụ: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, an ninh, an toàn hàng hải, chủ nghĩa khủng bố, kiểm soát vũ khí,…

+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định để các quốc gia phát triển đất nước.

+ Các quốc gia có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.

+ …

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thời kì mới, phát triển theo các xu thế sau:

- Xu thế đa cực: Đây là xu thế thể hiện rõ ở đầu thế kỉ XXI với sự xác lập trật tự thế giới mới, nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế là trọng tâm: Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hoà hoãn, đối thoại đa dạng hoá, đa phương hoa, xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược ổn định và lâu dài.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Xu thế toàn cầu hóa: Dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện là sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới, với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hoá của nền tài chính thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

a) Khái niệm đa cực

- Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế, dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm, trong đó không một chủ thể nào áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

- Trong trật tự đa cực, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

b) Xu thế đa cực

- Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với sự cạnh tranh giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ,…. về sức mạnh, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại. Tuy Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

- Nhóm nước đang phát triển có xu hướng tự chủ chiến lược về tài chính, công nghệ và an ninh-quốc phòng, tăng cường tầm ảnh hưởng của mình, ủng hộ thế giới đa cực.

- Thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới đã hình thành, như: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Cộng đồng ASEAN, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),...

=> Xu thế đa cực, đa trung tâm đã góp phần củng cố hoà bình, an ninh, giữ vững sự ổn định trật tự thế giới. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong quan hệ quốc tế.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Đánh giá

0

0 đánh giá