Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 46 (Kết nối tri thức): Đột biến nhiễm sắc thể

67

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

Mở đầu trang 197 Bài 46 KHTN 9: Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên. Đột biến NST là gì và có tác động như thế nào đến con người?

Trả lời:

- Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

- Tác động của đột biến NST đến con người:

+ Đột biến NST gây ra nhiều bệnh, tật nguy hiểm ở con người như hội chứng Down, ung thư bạch cầu cấp tính, hội chứng tiếng mèo kêu,…

+ Con người cũng có thể sử dụng nhiều loại tác nhân khác nhau để chủ động gây đột biến NST trên nhiều đối tượng sinh vật phục vụ cho nghiên cứu khoa học và cho công tác tạo giống mới.

I. Khái niệm đột biến nhiễm sắc thể

Câu hỏi trang 197 KHTN 9: Dựa vào thông tin trên, hãy cho biết đột biến NST là gì.

Trả lời:

Khái niệm đột biến NST: Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Hoạt động trang 197 KHTN 9: Quan sát Hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát Hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau: Nêu sự thay đổi về cấu trúc của NST sau khi đột biến

1. Nêu sự thay đổi về cấu trúc của NST sau khi đột biến và hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 46.1.

Bảng 46.1. Sự thay đổi về cấu trúc của các nhiễm sắc thể sau khi đột biến

Quan sát Hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau: Nêu sự thay đổi về cấu trúc của NST sau khi đột biến

2. Dựa vào những thông tin trên, hãy cho biết đột biến cấu trúc NST là gì.

Trả lời:

1.

Bảng 46.1. Sự thay đổi về cấu trúc của các nhiễm sắc thể sau khi đột biến

Các NST đột biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điểm khác biệt về cấu trúc so với NST trước đột biến

Mất một đoạn C

Thêm một đoạn BC

Đoạn BCDE bị đảo ngược 180o

Thay thế đoạn AB bằng đoạn MNO có nguồn gốc từ NST khác

Thay thế đoạn MNO bằng đoạn AB có nguồn gốc từ NST khác

2. Khái niệm đột biến cấu trúc NST: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra làm thay đổi cấu trúc của NST.

Câu hỏi 1 trang 198 KHTN 9: Dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể được ứng dụng trong chọn giống để đem lại lợi ích cho con người?

Trả lời:

Một số dạng đột biến cấu trúc NST có thể được ứng dụng trong chọn giống để đem lại lợi ích cho con người:

- Đột biến mất đoạn NST có thể được ứng dụng để loại bỏ một gene có hại ra khỏi hệ gene ở thực vật.

- Đột biến chuyển đoạn NST có thể được ứng dụng để thay đổi vị trí của gene trên NST. Ví dụ: Các nhà khoa học đã sử dụng đột biến chuyển đoạn NST để chuyển gene quy định màu trứng của tằm dâu từ NST thường sang NST giới tính.

- Đột biến lặp đoạn NST được ứng dụng để tăng số lượng sản phẩm của gene. Ví dụ: Ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.

Câu hỏi 2 trang 198 KHTN 9: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hại cho sinh vật? Giải thích.

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST dù dạng nào cũng có thể làm mất cân bằng hệ gene và gây hại cho thể đột biến như giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết. Trong đó, đột biến mất đoạn NST dẫn tới mất vật chất di truyền nên thường gây hại cho sinh vật. Ví dụ: Ở người, đột biến làm mất một đoạn trên cánh ngắn của NST số 5 gây hội chứng mèo kêu.

III. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Hoạt động trang 199 KHTN 9: Quan sát Hình 46.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát Hình 46.2 và thực hiện các yêu cầu sau

1. Nhận xét sự thay đổi số lượng NST trong mỗi tế bào đột biến (Hình 46.2 a, b, c, d) so với tế bào lưỡng bội.

2. Nêu khái niệm đột biến số lượng NST.

Trả lời:

1. Sự thay đổi số lượng NST trong mỗi tế bào đột biến (Hình 46.2 a, b, c, d) so với tế bào lưỡng bội như sau:

46.2 a) Thêm một NST ở cặp NST hình que

46.2 b) Mất một NST ở cặp NST hình chữ V

46.2 c) Cả 2 cặp NST đều có thêm 1 chiếc

46.2 d) Cả 2 cặp NST đều có thêm 2 chiếc

2. Khái niệm đột biến số lượng NST: Đột biến số lượng NST là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST trong bộ NST.

Câu hỏi trang 199 KHTN 9: Cho biết tế bào nào trong Hình 46.2 mang đột biến lệch bội, tế bào mang đột biến đa bội?

Trả lời:

- Tế bào mang đột biến lệch bội: (46.2 a) và (46.2 b).

- Tế bào mang đột biến đa bội: (46.2 c) và (46.2 d).

Câu hỏi 1 trang 200 KHTN 9: Trong các đột biến ở Hình 46.3, cho biết đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại đối với con người.

Trong các đột biến ở Hình 46.3, cho biết đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại đối với con người

Trả lời:

Trong các đột biến ở Hình 46.3:

- Đột biến số lượng NST có lợi đối với con người là: (a) và (c).

- Đột biến số lượng NST có hại đối với con người là: (b) và (d).

Câu hỏi 2 trang 200 KHTN 9: Nêu thêm một số ví dụ về ý nghĩa và tác hại của đột biến số lượng NST.

Trả lời:

Một số ví dụ về ý nghĩa và tác hại của đột biến số lượng NST:

- Ví dụ về ý nghĩa của đột biến số lượng NST:

+ Dương liễu 5n lớn nhanh, cho gỗ tốt.

+ Dâu tây 10n sinh trưởng nhanh, kích thước quả lớn, lượng đường trong quả cao.

+ Tôm sú 3n sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn, năng suất cao hơn tôm sú 2n.

- Ví dụ về tác hại của đột biến số lượng NST:

+ Người mắc hội chứng Patau, thừa một NST ở cặp NST số 13 (2n = 47): Hơn 80% trẻ sinh ra với hội chứng này tử vong trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn có trẻ có thể sống tới tuổi vị thành niên mặc dù rất hiếm.

+ Người bị hội chứng Jacob có NST giới tính kí hiệu XYY (hội chứng siêu nam): thường có rối loạn về hệ vận động (cơ, xương) và hệ thần kinh.

+ Người mắc hội chứng Down có bộ NST với 3 NST số 21: Có nhiều bất thường trên khuôn mặt (mũi tẹt, mắt chếch lên trên,…), tầm vóc thấp bé, dị tật tim, chậm phát triển và thường có tuổi thọ ngắn hơn người bình thường.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 45. Di truyền liên kết

Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể

Bài 47. Di truyền học với con người

Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Bài 49. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc

Bài 50. Cơ chế tiến hoá

Đánh giá

0

0 đánh giá