Sách bài tập Địa lí 10 Bài 36 (Kết nối tri thức): Địa lí ngành du lịch

1.9 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Bài tập 1 trang 86 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.

Câu 1.1. Loại hình du lịch nào dưới đây có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người?

A. Du lịch tham quan.

B. Du lịch sinh thái.

C. Du lịch nghỉ dưỡng.

D. Du lịch thể thao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.2. Loại hình du lịch nào dưới đây có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?

A. Du lịch nghỉ dưỡng.

B. Du lịch sinh thái.

C. Du lịch tham quan.

D. Du lịch không gian.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.3. Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ do

A. vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.

B. là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác.

C. chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên.

D. chịu tác động của khoa học - công nghệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.4. Đối với hoạt động du lịch, khoa học - công nghệ có tác động

A. tạo ra các sản phẩm du lịch.

B. thay đổi hình thức, chất lượng của ngành.

C. đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp.

D. làm cho du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.5. Các nước có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch đứng hang đầu thế giới năm 2019 là

A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha.

B. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ.

C. Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin.

D. Hoa Kỳ, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.6. Quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019 là

A. Xin-ga-po.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam.

D. Thái Lan.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 87 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép: 1 – b)          2 – a), c)     3 – d)

Bài tập 3 trang 87 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Mỗi địa điểm du lịch chỉ phù hợp với một loại hình du lịch.

b) Du lịch là một ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.

c) Các điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

d) Du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia phát triển du lịch quan tâm.

Trả lời:

- Nhận định a) Sai           

- Nhận định b) Đúng                 

- Nhận định c) Đúng                 

- Nhận định d) Đúng

Bài giảng Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 35: Địa lí nghành bưu chính viễn thông

Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

1. Vai trò và đặc điểm

a. Vai trò

- Với phát triển kinh tế:

+ Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.

+ Tạo nguồn thu (ngoại tệ), thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan.

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Với các lĩnh vực khác:

+ Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi, bồi dưỡng sức khỏe cho con người.

+ Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.

b. Đặc điểm

- Du lịch là một ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

- Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ, ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, dịch bệnh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Khoa học, công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng của du lịch.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Thị trường: ảnh hưởng doanh thu, cơ cấu sản phẩm du lịch.

- Cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngành du lịch

- Nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Các điều kiện ảnh hưởng khác: sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống người dân, chính sách, điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội, dịch bệnh…

3. Tình hình phát triển và phân bố

- Phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.

- Trở thành nhu cầu đời sống văn hóa xã hội của người dân, đặc biệt ở các nước phát triển.

- Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng.

- Doanh thu du lịch tăng nhờ số lượng khách tăng và chi tiêu của khách tăng.

- Hoạt động du lịch phong phú: hình thức du lịch truyền thống (tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao…), hình thức du lịch mới (du lịch xanh, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo…).

- Du lịch bền vững đang được nhiều quốc gia quan tâm.

-  Các nước có ngành du lịch phát triển nhất: Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôx-trây-li-a, Liên Bang Nga…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ doanh thu du lịch và số lượng khách quốc tế đến một số nước năm 2019

Đánh giá

0

0 đánh giá