Sách bài tập Địa lí 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

3.1 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Bài tập 1 trang 51 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.

Câu 1.1. Phân bố dân cư thế giới có đặc điểm là

A. tập trung ở các nước phát triển.

B. tập trung nhiều ở châu Phi.

C. không thay đổi theo thời gian.

D. không đều trong không gian.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.2. Nhân tố quyết định đến việc phân bố dân cư là

A. điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. di cư.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.3. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

A. quá trình đô thị hoá.

B. sự phân bố dân cư không hợp lí.

C. mức sống giảm xuống.

D. số dân nông thôn giảm đi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.4. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là

A. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5. Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tự phát là

A. làm thay đổi sự phân bố dân cư.

B. làm thay đổi tỉ lệ sinh, tử.

C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 52 SBT Địa lí 10: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đô thị hoá là một quá trình (1)...................... mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về (2)................... của các điểm dân cư đô thị, sự (3). trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. (4).................... là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá và là cơ sở để đánh giá (5)................... giữa các quốc gia.

Trả lời:

Đô thị hoá là một quá trình (1) - kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về (2) - Số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự (3) - tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. (4) - Tỉ lệ dân thành thị là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá và là cơ sở để đánh giá (5) - mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia.

Bài tập 3 trang 52 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a) Các nhân tố tự nhiên tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho đô thị hoá.

b) Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.

c) Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Trả lời:

- Những câu đúng là:

a) Các nhân tố tự nhiên tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho đô thị hoá.

c) Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

- Câu sai là: b) Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.

- Sửa lỗi sai: b) Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.

Bài tập 4 trang 53 SBT Địa lí 10: Tại sao Cơ cấu lao động theo các khu vực (Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) lại khác nhau giữa các nước?

Trả lời:

- Cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế khác nhau giữa các nước do trình độ phát triển kinh tế ở các nước là khác nhau.

Bài tập 5 trang 53 SBT Địa lí 10: Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép: 1 - a), c), e), h), k)           2 - b), d), g), i), l)

Bài tập 6 trang 53 SBT Địa lí 10: Cho bảng số liệu:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020.

- Nêu nhận xét.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ miền:

 Sách bài tập Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét: tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng và đã lớn hơn tỉ lệ dân nông thôn, tỉ lệ dân nông thôn ngày càng giảm.

Bài tập 7 trang 53 SBT Địa lí 10: Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Trả lời:

Ảnh hưởng của đô thị hoá:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Về kinh tế: tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động,...

+ Về xã hội: tạo thêm nhiều việc làm mới; phổ biến rộng rãi lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống; nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư,...

+ Về môi trường: mở rộng và phát triển không gian đô thị; hình thành môi trường đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống,...

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Về kinh tế: giá cả ở đô thị thường cao, làm tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

+ Về xã hội: tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị, tệ nạn xã hội.

+ Về môi trường: môi trường đô thị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn,...

Bài giảng Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số trên thế giới

Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

1. Phân bố dân cư

a. Tình hình phân bố dân cư thế giới

- Dân cư phân bố không đều.

- Một số vùng đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu

- Một số vùng thưa dân: Bắc Á, Châu Đại Dương

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ mật độ dân số trên thế giới năm 2020

b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

Tác động tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự cư trú của con người, nơi nào có điệu tự nhiên thuận lợi thì dân cư tâp trung đông đúc và ngược lại.

- Tác động kinh tế xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác, phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.

+ Dân cư tập trung đông gắn với hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư tâp trung đông ở nơi có lịch sử khai thác lâu đời.

+ Di dân cũng tác động lớn đến phân bố dân cư thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hiện tượng di cư vào các nước Châu Âu

2. Đô thị hóa

a. Khái niệm

Đô thị hóa là quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là sự phát triển về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

- Nhân tố tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho đô thị hóa nhưng không phải nhân tố quyết định

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Phát triển công nghiệp gắn với công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là 2 quá trình song song hỗ trợ nhau cùng phát triển

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp có tác động tới đô thị hóa

+ Chính sách phát triển đô thị là nhân tố quyết định đến hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chính sách phát triển đô thị thông minh (minh họa)

c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

* Ảnh hưởng về kinh tế

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị cao.

* Ảnh hưởng xã hội

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và một bộ phận dân cư

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội

* Ảnh hưởng về môi trường

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Tắc đường ở Hà Nội

Đánh giá

0

0 đánh giá