Giáo án PowerPoint Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | Chân trời sáng tạo

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án điện tử Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạ theo mẫu Giáo án POWERPOINT chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án PPT Tiếng Việt 4. 

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Mạc Đĩnh Chi

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Nói và nghe: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi

Giáo án điện tử Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................................

................................................

................................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 2Mạc Đĩnh Chi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Chia sẻ được với bạn về một tấm gương hiếu học.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Mạc Đĩnh Chi là một vị quan có tài, hết lòng vì nước vì dân.

- Sưu tầm được câu chuyện về gương hiếu học và chia sẻ những điều học được từ tấm gương đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Phim, ảnh, truyện về Mạc Đĩnh Chi (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn từ “Năm đó” đến “của khoa thi ấy”.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về một tấm gương hiếu học (VD: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh,…).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.86 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

Giáo án Mạc Đĩnh Chi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 2 – Mạc Đĩnh Chi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ thông tin quan trọng.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: Mạc Đĩnh Chi, ướm.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:

Giây lát sau,/ ông dâng vua một bài phú/ có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc”/ để tỏ rõ chí hướng/ và tài năng của mình//

Xem xong bài phú,/ vua Trần Anh Tông/ quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi/ làm trạng nguyên của khoa thi ấy.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “tài năng của mình”.

+ Đoạn 2: đoạn còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Lũng Động: tên một làng (nay là thôn Long Động) thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

+ Chầu: tập trung ở cung đình để chờ nghe lệnh của nhà vua.

+ Ướm: thử.

+ Phú: một thể văn cổ, có vần.

+ Nhan đề: tên của bài.

+ Tâu: nói với vua

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.87.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mạc Đĩnh Chi là vậu bé thông minh, chăm chỉ học hành.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách thử hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi đã làm một bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc” để trả lời nhà vua.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhờ tài năng, lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc có ích cho đất nước.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

+ GV hướng dẫn HS: Em cảm phục và ngưỡng mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi. Em sẽ noi gương ông chăm chỉ học tập, trở thành một công dân có ích cho đất nước trong tương lai,…

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Ca ngợi tài năng của tấm gương hiếu học Mạc Đĩnh Chi – một vị quan có tài, hết lòng vì nước vì dân.

+ Ý nghĩa bài đọc: Bài đọc cho chúng ta biết học tập là một con đường dẫn đến thành công. Nếu chăm chỉ, nỗ lực thì sẽ gặt hái được thành tựu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nói được về một anh hùng hay một tài năng nhỏ tuổi, biết sử dụng các phương tiện để bài nói thêm hấp dẫn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

b. Năng lực đặc thù.

Năng lực nói và nghe khi kể.

3. Phẩm chất.

Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau:

+ Kể tên một số vị anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi mà em biết.

+ Em ấn tượng với câu chuyện của ai nhất?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về nội dung bài nói

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được nội dung bài nói.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý.

Em cần nói những gì về nhân vật?

a. Giới thiệu về nhân vật: tên, tuổi,…

Giáo án Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.

Giáo án Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

c. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật.

Giáo án Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về nội dung bài nói dựa vào gợi ý của BT1.

- GV yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Trao đổi cách để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm cho bài nói thêm sinh động, hấp dẫn.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.

Giáo án Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về:

+ Các cách sử dụng phương tiện hỗ trợ để tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài nói. (VD: sử dụng hình ảnh, audio, video clip,…)

+ Nội dung chuẩn bị cho bài nói.

- GV yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Nói trong nhóm, trước lớp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự tin nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS luyện nói trước trong nhóm 4.

GV mời đại diện 2 – 3 HS nói trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện bài nói của mình.

+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện về anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.88.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ, trao đổi kết quả trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS trao đổi thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ, trao đổi kết quả trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện nói theo nhóm.

- HS nói trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Giáo án Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học, đồng thời ôn lại kiến thức đã học về bài văn thuật lại một sự việc cho HS.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại bố cục của bài văn thuật lại một sự việc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài trong bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường hoặc lớp em.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT1 trước lớp: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng Việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.

- GV yêu cầu HS viết bài vào VBT dựa vào dàn ý đã lập ở tr.85 (Tiếng Việt 4, tập một).

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT2:

Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn em vừa viết và cho biết:

a. Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ý gì?

b. Các câu tiếp theo thuật những việc gì?

- GV yêu cầu HS tự đọc lại bài viết, xác định nội dung của câu đầu tiên và các câu tiếp theo.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài viết trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Hoạt động 2: Đọc bài viết của các bạn và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiếp thu thêm được những kĩ năng mới từ việc góp ý cho bạn, từ đó hoàn chỉnh bài làm của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và đọc các gợi ý.

Đọc phần thân bài hoặc đoạn văn của các bạn trong nhóm và chia sẻ:

a. Em thích điều gì ở phần thân bài hoặc đoạn văn của bạn?

Giáo án Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

b. Em muốn chỉnh sửa hoặc viết thêm điều gì vào đoạn văn đã viết?

Giáo án Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV cho HS thực hiện yêu cầu BT3 theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện bài.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được từ tấm gương hiếu học theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp:

+ Tên câu chuyện.

+ Tóm tắt các sự việc xảy ra trong câu chuyện.

+ Những điều em học được từ câu chuyện.

Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn chỉnh đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc.

+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện về tấm gương hiếu học.

+ Chuẩn bị bài đọc Sáng tháng Năm SHS tr.89.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS trả lời câu hỏi:

Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS đọc bài, xác định yêu cầu của BT1.

- HS viết theo yêu cầu.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ bài viết trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS hoàn thành yêu cầu BT3 theo nhóm.

- HS hoàn thiện bài.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thêm các bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án PPT Bài 1: Yết Kiêu

Giáo án PPT Bài 2: Mạc Đĩnh Chi

Giáo án PPT Bài 3: Sáng tháng Năm

Giáo án PPT Bài 4: Trống đồng Đông Sơn

Giáo án PPT Bài 5: Ai tài giỏi nhất

Để mua Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá