Đọc thông tin: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

1.5 K

Với giải Bài 6 trang 13 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6 trang 13 SBT GDCD 7: Đọc thông tin

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn.

Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng, độc đáo của kĩ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.

Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơ đăng, Jrai, M'nông, Cơ ho,..

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.

Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.

Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn, trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, giả trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.

Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hằng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng chiêng vang lên chào đón thành viên mới. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khỉ đón khách, lên nhà mới hay tang lễ,... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,... của con người Tây Nguyên.

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Đây cũng chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.

Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây.

Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió.

(Theo vietnamplus.vn, ngày 26/11/2020)

a) Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với con người Tây Nguyên như thế nào?

b) Không gian văn hóa Cổng chiêng Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào các dân tộc và xã hội Tây Nguyên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Sự gắn bó của Công chiêng Tây Nguyên với con người Tây Nguyên:

+ Với người dân Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên; là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.

+ Cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.

+ Lễ hội cồng chiêng có vai trò cố kết cộng đồng.

+ Tiếng cồng chiêng gắn bó sâu sắc với đời sống của mỗi người dân Tây Nguyên từ khi họ chào đời cho đến khi về với thế giới bên kia.

Yêu cầu b) Ý nghĩa của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên…

- Có giá trị cố kết cộng đồng.

- Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng thức. Doanh thu từ du lịch là một trong những nguồn thu lớn cho ngân sách của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Tây Nguyên.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 11 SBT GDCD 7: Quan sát các hình ảnh về di sản văn hóa dưới đây và cho biết:..

Bài 2 trang 12 SBT GDCD 7: Những di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể?...

Bài 3 trang 13 SBT GDCD 7: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa?...

Bài 4 trang 13 SBT GDCD 7 : Hãy nêu tên 5 di sản văn hóa quốc gia của Việt Nam và 5 di sản văn hóa ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới...

Bài 5 trang 13 SBT GDCD 7: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là góp phần bảo vệ di sản văn hóa? Giải thích vì sao...

Bài 7 trang 16 SBT GDCD 7:Có một ngôi đền cổ đã được xếp hạng nằm bên bờ sông Hồng, thờ một vị tướng có công...

Bài 8 trang 16 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hóa vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam...

Bài 9 trang 16 SBT GDCD 7Chủ nhật vừa qua lớp em tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng...

Bài 10 trang 16 SBT GDCD 7: Khi tranh luận về di sản văn hóa của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng?...

Bài 11 trang 17 SBT GDCD 7: Một tấm bia Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất...

Bài 12 trang 17 SBT GDCD 7Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hóa ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:...

Bài 13 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy suru tầm một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hóa của đất nước...

Bài 14 trang 17 SBT GDCD 7Là công dân - học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Giữ chữ tín

Đánh giá

0

0 đánh giá