Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Ai tài giỏi nhất
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trao đổi được về điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện đã đọc, đã nghe; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về cuộc trò chuyện giữa các sự vật xem ai tài giỏi nhất. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tài trí của con người; trên đời, con người là tài giỏi nhất.
- Trao đổi về nhận định “Con người là tài giỏi nhất!”.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh vẽ một số nhân vật trong các câu chuyện đồng thoại để thực hiện hoạt động khởi động.
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Gió rì rào xác nhận” đến hết.
- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với bạn về điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện đồng thoại đã đọc, đã nghe.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.97 và yêu cầu HSđọc tên, phán đoán nội dung bài học.
- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 5 – Ai tài giỏi nhất? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật trong bài. + Giọng của các sự vật băng, mưa, cây,…: hồn nhiên, hào hứng, vui tươi. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: giãi bày, hiên ngang + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Tuy bị lạnh cóng/ nhưng gà vẫn cảm thấy thích thú với ý nghĩ:/ “Mình đi trên mặt sông/ như đi trên bờ.”// Lửa có thể/ đốt cành khô của tôi/ và nhiều cây cỏ/ thành tro/ giúp đất màu mỡ.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “ra hoa kết trái”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “Bác cừu mới là tài giỏi nhất”. + Đoạn 3: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Băng: nước đông cứng trong thiên nhiên do thời tiết lạnh. + Tí tách: từ mô phỏng tiếng động nhỏ, gọn, liên tiếp, không đều nhau như tiếng nước rơi xuống từng giọt. + Thuần dưỡng: nuôi dưỡng và luyện tập làm cho thú hoang đã dần trở thành thú nuôi. + Nuôi (ý trong bài): đất giữ lại nước để cung cấp cho cây. + Cơ thể (ý trong bài): mặt đất, cây được trồng trong đấtm đứng trên mặt đất. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.97. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Gà: băng tài giỏi, vì băng là dạng nước đông cứng lại, mặt sông có băng trở nên cứng như mặt đất, giúp gà đi lại trên mặt băng như đi trên bờ. Băng: mưa tài giỏi, vì nhờ mưa mới có nước rơi xuống sông, hồ,… Mùa đông, nước sông, hồ mới có thể đóng thành băng. Mưa: đất tài giỏi, vì đất giữ nước mưa lại, cung cấp cho cây. Đất: cây tài giỏi, vì cây hút nước từ đất để tươi tốt, ra hoa kết trái. Cây: lửa tài giỏi, vì lửa có thể soi sáng và sưởi ấm; có thể đốt cành khô của cây và nhiều cây cỏ thành tro làm chất dinh dưỡng cung cấp cho đất, giúp đất màu mỡ. Lửa: gió tài giỏi, vì gió có thể dập tắt lửa. Gió: cỏ tài giỏi, vì cỏ tuy nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt, vẫn phát triển tươi tốt dù có giông bão đi qua. Cỏ: cừu tài giỏi, vì cừu biết dùng cỏ làm thức ăn,… - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Kể tóm tắt cuộc trò chuyện giữa các nhân vật trong truyện. + GV hướng dẫn HS kể tóm tắt cuộc trò chuyện của các nhân vật trong truyện theo cách kể riêng. (Gợi ý: Một sáng nọ, con vật, cây cối và các sự vật khác trong tự nhiên bàn luận xem ai là người tài giỏi nhất. Không ai tự cho rằng mình tài giỏi nhất. Mỗi sự vật đều có chọn lựa khác nhau về người tài giỏi nhất. Cuối cùng, cừu khẳng định tài giỏi nhất chính là con người.) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1, 2: Mỗi sự vật đều tài giỏi theo cách riêng. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao cừu nói: “Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!”? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cừu nói “tài giỏi nhất trên đời chính là con người” vì con người biết làm mọi thứ: thuần dưỡng các loài vật, làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa, nhờ gió đẩy thuyền, làm nhiều vật dụng,…, biết làm tất cả những điều mà các sự vật khác có thể làm. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Con người là tài giỏi nhất. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các nhân vật trong truyện đều khiêm tốn, biết nhìn nhận và trân trọng tài năng của nhân vật khác. + GV hướng dẫn HS rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Nội dung bài đọc: Kể về cuộc trò chuyện giữa các sự vật xem ai tài giỏi nhất. Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi tài trí của con người; trên đời, con người là tài giỏi nhất. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Đặt tên khác cho câu chuyện và nêu lí do em chọn tên đó. + GV hướng dẫn HS trả lời theo cách nghĩ cá nhân. (Gợi ý: Con người là tài giỏi nhất, Cuộc bình chọn trong tự nhiên,…) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và kết luận. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS quan sát tranh minh họa bài đọc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 5. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu) Biện pháp nhân hoá
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được nhân hóa và tác dụng của nhân hóa, biết viết 1 – 2 câu có sử dụng nhân hóa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem một video về cuộc trò chuyện giữa các loài vật. Cuộc phiêu lưu đến Madagascar 3 - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 –Biện pháp nhân hóa. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nhân hóa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi. Gió vườn không mải chơi xa Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày, Gió đi lắc lắc cành cây Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa. Tìm hoa làn gió nhẹ đưa Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua. Lê Thị Mây a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì? b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào? c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì? Tìm đáp án đúng Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi. Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu. Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu BT1. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án BT1: a. cửa sổ - chị, cổ thụ - bác. b. nhắc chị cửa sổ; lắc lắc cành cây; giục bác cổ thụ; tìm hoa; đưa hương tặng bướm, ong. c. Chọn đáp án: Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu. - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2: Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi. Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy, ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Ca dao a. Bài ca dao nhắc đến con vật nào? b. Từ ngữ nào cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó? c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với con vật? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu BT2. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án BT2: a. Bài đồng dao nhắc đến con trâu. b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với trâu: ơi, bảo trâu này, ta đây trâu đấy. c. Cách trò chuyện ấy giúp em cảm thấy tác giả rất yêu quí và thân thiết với trâu, xem trâu như một người bạn. - GV rút ra ghi nhớ về biện pháp nhân hóa cho HS. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Nhận diện biện pháp nhân hóa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được biện pháp nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT3a: Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa có trong các câu thơ, câu văn dưới đây: Bình minh treo trên mây Thả nắng vàng xuống đất Gió mang theo hương mát Cho ong giỏ mật đầy. Bảo Ngọc Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Phong Thu - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT3a trong nhóm 4. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu và hoàn thành BT3b: Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong các câu thơ, câu văn ở BT3a. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho các sự vật trở nên sinh động, gần gũi, giàu cảm xúc vì có hoạt động, tình cảm giống con người. |
- Cả lớp cùng theo dõi. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS thảo luận nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS tập trung lắng nghe. - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu BT3a. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT3b. - HS trả lời. - HS lắng nghe, chữa bài. |
................................
................................
................................
Giáo án Trả bài văn thuật lại một sự việc
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ: Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 –Trả bài văn thuật lại một sự việc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV nhận xét chung về bài văn. b. Cách tiến hành - GV nhận xét chung về bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: ưu điểm, hạn chế,… Hoạt động 2: Đọc lời nhận xét và chỉnh sửa bài viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc lời nhận xét của GV và rút ra những điều làm tốt, chưa làm tốt để khắc phục. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét và rút ra những điều làm tốt, chưa làm tốt để khắc phục ở bài sau dựa trên: cấu tạo, sắp xếp ý, từ ngữ, đặt câu, chính tả,… Hoạt động 3: Hoàn thiện bài văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thiện bài văn của mình để bài văn sinh động hơn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS viết lại một đoạn trong bài viết, thêm vào hoạt động, lời nói, ý nghĩ của những người chứng kiến hoặc tham gia. - GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm trong nhóm, nghe bạn trong nhóm góp ý để hoàn chỉnh bài làm. - GV mời đại diện 1 – 2 HStrình bày bài làm trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Trưng bày và bình chọn bài viết yêu thích a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được lí do yêu thích một bài viết. b. Cách tiến hành - GV tổ chức kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm để HS đọc và bình chọn bài viết yêu thích. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, nêu lí do yêu thích bài viết của bạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi: Em có đồng ý với nhận định: “Con người là tài giỏi nhất!” không? Vì sao? - GV cho HS thảo luận trao đổi nhóm, chia sẻ ý kiến cá nhân. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, tổng kết bài học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thiện bài văn thuật lại một sự việc sau khi nhận được góp ý và nhận xét. + Tìm đọc một số câu chuyện, bài thơ viết về các loài vật; nhận biết được các kiểu nhân hóa được sử dụng trong câu chuyện, bài thơ ấy. + Chuẩn bị bài đọc Kì quan đê biển SHS tr.100. |
- Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS hoạt động nhóm. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Ai tài giỏi nhất.
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Kì quan đê biển
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và ảnh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Đê biển được xem là một hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan, được bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh.
- Biết đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về một công trình ở địa phương mà em biết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn về đê biển Hà Lan (nếu có).
- Hình ảnh các công trình tại địa phương (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ đầu đến “thuận lợi hơn nhiều”.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở. + Tên công trình
+ Miêu tả đặc điểm của công trình đó (kiến trúc, điểm đặc biệt,…). - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh, yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. Đê biển Hà Lan - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 6 – Kì quan đê biển. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của đê biển. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: bạt ngàn, chắn. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Không chỉ có cối xay gió/ và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn,/ đê biển/ cũng được xem/ là hình ảnh biểu tượng/ cho tài năng/ và lòng yêu nước/ của người Hà Lan.// Công trình khổng lồ này/ vừa ngăn được/ sự tấn công của nước biển,/ vừa giúp có thêm đất đai/ để xây dựng/ và trồng trọt.// Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập,/ đường hầm qua eo biển Măng-xơ,/ kênh đào Pa-na-ma…,/ hệ thống đê biển ở Hà Lan/ được các nhà kiến trúc trên thế giới/ bầu chọn là một trong mười/ công trình vĩ đại nhất hành tinh.// - GV yêu cầu HS đọc nhẩm toàn bài. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Triều cường: hiện tượng thủy triều dâng lên cao nhất, xảy ra vào thời kì trăng non hoặc trăng tròn. + Cửa van: cửa có van đóng mở để điều tiết mức nước và lượng nước chảy, đặt ở các khoang của đập, cống, đường ống,… + Đê biển: đê ngăn không cho nước mặn ở biển tràn vào đồng ruộng hoặc khu dân cư. + Kì quan: công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy. + Bạt ngàn: nhiều vô kể và trên một diện tích rất rộng. + Biểu tượng: hình ảnh tượng trưng. + Mực nước biển: là mức trung bình của bề mặt của một hoặc nhiều đại dương của Trái Đất, nhằm xác định ra độ cao bằng 0 và từ đó có thể đo được độ cao của điểm trên Trái Đất. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.101. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Những hình ảnh nào được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan là cối xay gió, cánh đồng hoa tu líp và đê biển. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan: con đê giữa biển, dài 32 ki-lô-mét, rộng 90 mét, cao hơn 7 mét so với mực nước biển. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Công trình đê biển và đập nước di động đem lại những lợi ích gì cho đất nước Hà Lan? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Công trình đê biển và đập nước di động đã giúp đất nước Hà Lan: Ngăn được sự tấn công của nước biển. Có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt. Giao thông thuận lợi. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Vì sao các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh vì đây là một công trình kì vĩ và mang lại nhiều ích lợi to lớn. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Bài đọc cho em hiểu thêm vẻ đẹp gì của con người? + GV hướng dẫn HS trả lời theo cảm nhận cá nhân. Gợi ý: Em hiểu thêm về tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo của con người. Con người có thể làm được mọi thứ để cải tạo tự nhiên, giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nội dung bài đọc: Đê biển được xem là một hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan, được bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS quan sát ảnh. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. Các HS khác theo dõi. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 5. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
Năng lực nói và nghe khi kể.
3. Phẩm chất.
Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau: + Kể tên một số câu chuyện nói về tài năng và trí tuệ của con người mà em đã từng đọc. + Em ấn tượng với câu chuyện nào nhất? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trao đổi nội dung bài “Ai tài giỏi nhất” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu và hoàn thành BT1. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc lại bài “Ai tài giỏi nhất?”, trang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một) và cho biết: a. Truyện có những nhân vật nào? b. Cừu đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng nào để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người? - GV tổ chức trò chơi Tiếp sức để các thành viên nhóm liệt kê các nhân vật trong bài “Ai tài giỏi nhất?”. (Gợi ý: Truyện có các nhân vật: gà, băng, mưa, cây, lửa, gió, cỏ, cừu). - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu lí lẽ, dẫn chứng mà cừu đã dùng để khẳng định “Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!”. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. (Gợi ý: Người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác; có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa; biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng,…) Hoạt động 2: Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng chứng minh con người là tài giỏi nhất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm thêm được lí lẽ, dẫn chứng chứng minh con người là tài giỏi nhất. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2. Tìm thêm lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh con người là tài giỏi nhất dựa vào gợi ý:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4HS/nhóm), yêu cầu HS: + Tìm thêm những dẫn chứng để chứng minh con người là tài giỏi nhất viết vào giấy. + Nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến của các thành viên bằng sơ đồ tư duy đơn giản. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. (Gợi ý: con người biết chế tạo nhiều loại thuốc chữa bệnh; con người chế tạo được máy móc, thiết bị phục vụ đời sống như máy bay, điện thoại,…) Hoạt động 3: Thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự tin thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người trước lớp. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Dựa vào BT2, thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người. - GV yêu cầu HS thuyết trình trong nhóm dựa trên kết quả tìm được ở BT2. - GV tổ chức cho HS thuyết trình trước lớp thông qua trò chơi Nhà thuyết trình nhí. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của bạn và nhận xét dựa trên các tiêu chí: nội dung trình bày, cách thức diễn đạt. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thiện bài thuyết trình của mình. + Tìm đọc thêm một số câu chuyện về trí tuệ và tài năng của con người. + Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.101. |
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS tham gia trò chơi. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT3. - HS hoạt động nhóm. - HS thuyết trình trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Nhận diện bài văn viết thư
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Nhận diện được cấu tạo bài văn viết thư; tìm ý cho bài văn viết thư gửi người thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi về các câu hỏi sau: + Em thường viết thư khi nào? + Em thường viết thư cho ai? + Một bức thư thường có những nội dung nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Gợi ý: + Viết thư khi muốn thăm hỏi tình hình của người thân, bạn bè; khi muốn thông báo tình hình của mình cho người thân, bạn bè ở xa,… + Viết thư cho ông bà, người thân, bạn bè ở xa,… + Thường có lời thăm hỏi, kể về tình hình hiện tại,… - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Bài văn viết thư. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện cấu tạo bài văn viết thư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn viết thư. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc bức thư. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ (4HS/nhóm) để xác định được các phần của bức thư. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, chốt nội dung ghi nhớ. - GV mời 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm ý cho bài văn viết thư gửi người thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý cho bài văn viết thư gửi người thân. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc gợi ý trong sơ đồ. - GV cho HS trao đổi nội dung trong nhóm đôi, ghi lại các ý chính dưới dạng sơ đồ đơn giản. - GV mời đại diện 1 – 2 HSchia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS sưu tầm trước hình ảnh, thông tin về công trình để vào lớp chia sẻ với bạn. - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một công trình ở địa phương mà em biết. - GV cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ (4 HS/ nhóm), mỗi nhóm HS chọn đại diện thuyết trình trước lớp dưới hình thức trò chơi đóng vai Hướng dẫn viên nhí kết hợp slide trình chiếu hoặc hình ảnh minh họa. - GV cho HS bình chọn “hướng dẫn viên” xuất sắc nhất trên các tiêu chí: + Nội dung trình bày + Giọng nói, ngữ điệu, cử chỉ + Phương tiện hỗ trợ - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau hoạt động. - GV nhận xét, tổng kết bài học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Nắm được các nội dung cần có trong một bức thư. + Tìm đọc một bản tin phù hợp với chủ điểm “Những người tài trí”. + Chuẩn bị bài đọc Chuyện cổ tích về loài người SHS tr.103. |
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu của BT1. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS đọc bài. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS hoạt động nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ trước lớp. - HS tập trung lắng nghe. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Kì quan đê biển.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc