Lý thuyết GDCD 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

6.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Video giải GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

1. Khái niệm

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.

- Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.

- Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

2. Biểu hiện

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt

Tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao

3. Ý nghĩa và cách rèn luyện

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.

- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần:

+ Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ.

+ Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác khích lệ bạn bè cùng thực hiện

+ Góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tặng sách cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Phê phán thói vô cảm

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu 1. Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Đồng cảm.

B. Quan tâm.

C. Chia sẻ.

D. Cảm thông.

Đáp án: C

Giải thích:

Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.

B. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.

C. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

D. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.

Đáp án: D

Giải thích:

Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp là nhận định đúng, bởi người biết cảm thông sẽ nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng chung, toàn diện từ phía người khác.

Câu 3. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

AQuan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

B. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

CPhê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

D. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

Đáp án: B

Giải thích:

Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 4. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Uống nước nhớ nguồn.

CĂn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Đáp án: A

Giải thích:

Lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ nói về sự chia sẻ, giúp đỡ giữa người với người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Câu 5. Đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cảm thông.

B. Chia sẻ.

CKiên trì.

DQuan tâm.

Đáp án: A

Giải thích:

Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ

Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

B. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.

C. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

D. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.

Đáp án: C

Giải thích:

Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người là nhận định đúng, bởi có sự chia sẻ con người mới càng thấu hiểu, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn.

Câu 7. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

Abiết và hiểu được cảm xúc của người đó.

N. đồng hành với việc làm của người đó.

Cchế nhạo những việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Đáp án: A

Giải thích:

Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó.

Câu 8. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. các vấn đề thời sự của đất nước.

B. những việc có lợi ích của bản thân.

C. những người thân trong gia đình.

D. mọi người và sự việc xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh

Câu 9. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của P bị ốm nên P thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh P vì nhà P nghèo.

B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P.

C. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.

D. Khuyên P nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong trường hợp này, nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P.

Câu 10. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. lợi ích mà mình sẽ đạt được.

B. nguyện vọng của bản thân.

C. chủ trương của nhà nước.

D. khả năng của mình.

Đáp án: D

Giải thích:

Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 11. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

AKiên trì.

BĐồng cảm.

C. Quan tâm.

DCảm thông.

Đáp án: C

Giải thích:

Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh

Câu 12. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

AHỏi thăm.

BYêu nước.

CAn ủi.

DĐộng viên.

Đáp án: B

Giải thích:

Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội; ...

Câu 13. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

B. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

C. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

D. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

Đáp án: A

Giải thích:

Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 14. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

A. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

B. được mọi người yêu mến, kính trọng.

C. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.

D. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.

Đáp án: B

Giải thích:

Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng.

Câu 15. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

CChỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi bản thân thấy có lợi.

D. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

Đáp án: D

Giải thích:

Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá